Chỉ số phát triển của thai nhi là điều được mẹ bầu theo dõi thường xuyên qua các lần siêu để biết tình hình phát triển của con trong bụng mẹ. Thông qua bảng chỉ số phát triển này mẹ sẽ xác định chính xác tình hình sức khỏe của thai nhi.
Tại topic này Goodmama sẽ chia sẻ tới các mẹ bầu bảng chỉ số phát triển của thai nhi thông qua cân nặng, chiều dài, đường kính lưỡng đỉnh, chiều dài xương đùi. Từ đó mẹ sẽ có những kế hoạch ăn uông sao cho phù hợp nhất và tốt nhất cho con mình nhé.
#1. Siêu âm để nắm rõ chỉ số phát triển của thai nhi
Toàn bộ sự phát triển của thai nhi sẽ được ghi rõ cụ thể qua các thông số kể trên bằng việc siêu âm. Nhờ phương pháp này mẹ cũng sẽ nắm rõ được những bất thường về bánh nha, dây rốn, nước ối… và đồng thời tầm soát được những dị tật bẩm sinh.
Từ thời gian đầu đến tuần thai thứ 6 mẹ sẽ chưa biết đươc mình có thai. Thai nhi chưa vào tử cung nên máy siêu âm chưa dò tìm được hình ảnh.
Khoảng từ 4 đến 6 tuần, khi mà phôi bắt đầu làm tổ và hình thành trong tử cung. Lúc này bác sĩ mới đo được các chỉ số thai nhi như chiều dài đầu mông cũng như đo được đường kính túi thai.
Xem thêm:
- Tất tần tật những điều cần lưu ý khi mang thai
- Mang thai khi bao nhiêu tuổi là tốt nhất?
- Cách chọn nhạc cho bà bầu thư giãn, thai nhi phát triển
#2.Thuật ngữ ghi chỉ số phát triển thai nhi mẹ cần biết
Trên phiếu siêu âm mẹ sẽ nhìn thấy tên chỉ số và các con số đưa ra nhưng hầu hết mẹ vẫn chưa rõ được các thuật ngữ này. Tại đây chúng tôi chỉ ra giúp mẹ một số thuật ngữ phổ biến nhất bao gồm:
- GA (Gestational age): Tuổi thai tính từ ngày đầu của chu kỳ kinh cuối.
- GSD (Gestational Sac Diameter): Được đo trong những tuần đầu thai kỳ, khi thai nhi chưa hình thành các cơ quan.
- BPD (Biparietal diameter): Đường kính lưỡng đỉnh, là đường kính lớn nhất ở mặt cắt vòng đầu bé.
- FL (Femur length): Chiều dài xương đùi.
- EFW (estimated fetal weight): Khối lượng thai ước đoàn.
- CRL (Crown rump length): Chiều dài đầu mông. Vì trong nửa đầu thai kỳ, bé thường cuộn người lại nên khó đo chính xác chiều dài đầu – chân. Trong những tuần cuối, chiều dài đầu mông sẽ được thay thế bằng chiều dài đầu – chân.
#3. Bảng chỉ số phát triển thai nhi theo tuần tuổi
Nhờ các chỉ số đó, mẹ hãy xem bảng chuẩn dưới đây để biết được em bé nhà mình phát triển như thế nào trong bụng mẹ nhé.
- Bảng chỉ số phát triển thai nhi tuần 1-20
Ở những tuần đầu của thai kỳ, phôi thai chưa hình thành và chỉ số duy nhất bác sĩ có thể đo được là đường kính túi ối. Bắt đầu từ khoảng tuần thứ 6, phôi thai hình thành và hoàn thiện dần khi thai nhi được 12 tuần tuổi. Từ lúc này, các chỉ số phát triển của thai nhi mới được theo dõi một cách đầy đủ.
Bảng chỉ số thai nhi tuần 1 - 20
- Bảng theo dõi chỉ số phát triển thai nhi tuần 21-40
Dưới đây là giai đoạn mà thai nhi phát triển và hoàn thiện một cách nhanh chóng. Mẹ bầu hãy tham khảo ngay bảng theo dõi dưới đây nắm rõ bé yêu của mình có đạt các chỉ số này không nha!
Bảng chỉ số thai nhi – tuần 21-40
-
Bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi
Cân nặng của thai nhi là thông số quan trọng giúp xác định chính xác sự phát triển của em bé trong bụng mẹ. Hãy xem ngay bảng chuẩn cân năng của thai nhi để tham khảo mẹ nhé.
Trong suốt 40 tuần trong bụng mẹ, thai nhi sẽ liên tục thay đổi và phát triển. Đôi khi mẹ sẽ thấy bé chưa “đạt chuẩn” một chỉ số thai nhi nào đó thì cũng đừng quá lo lắng. Sự phát triển của mỗi bé sẽ không hoàn toàn giống nhau và các kết quả, chỉ số trên đây chỉ mang tính chất tham khảo thôi.
Quan trong nhất là mẹ luôn giữ sức khỏe để chuẩn bị bước vào giai đoạn vượt cạn sắp tới và nuôi con trong thời gian gần đây nha.