Độ tuổi mang thai và sinh con phù hợp nhất là khi nào? Có nên sinh con khi đã lớn tuổi? Đó là nhiều thắc mắc của rất nhiều người khi chuẩn bị lên kế hoạch có em bé.
Thực tế, bạn hoàn toàn có thể sinh con ở các độ tuổi khác nhau: 18, 20, 30 hay thậm chí ngoài 40 tuổi. Tuy nhiên, mang thai ở độ tuổi nào là tốt nhất, cho hành trình mang thai an toàn, em bé sinh ra khỏe mạnh thông minh?
Độ tuổi thích hợp là khi người mẹ có đầy đủ các yếu tố tốt nhất như sinh lý, tâm lý để sinh con. Nếu trường hợp lớn tuổi có một vài điều khó khăn ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
Xem thêm:
- Các nhận biết mang thai con trai hay con gái sớm nhất
- Cách chọn nhạc cho bà bầu thư giãn, thai nhi phát triển
-
Tiêm chủng trước khi mang thai – Những điều mẹ cần lưu ý
Độ tuổi thích hợp nhất để mang thai là 24 – 29 tuổi
Chúng tôi có lời khuyên cho các cặp đôi có ý định sinh con hãy chọn thời điểm người mẹ từ 24 – 29 tuổi là tốt nhất.
Sinh lý học
Độ tuổi này, cơ thể người phụ nữ đã trưởng thành. Trứng đang ở độ tốt cả về chất và lượng. Sức khỏe đảm bảo để nuôi thai nhi trong bụng.
Nếu sinh con khi người mẹ còn quá trẻ, dinh dưỡng nuôi thai phải cạnh tranh với cả việc bổ sung cho sự phát triển của mẹ dẫn đến việc bị thiếu chất, suy thai. Sức khỏe của cả mẹ và con đều bị ảnh hưởng.
Tâm lý học
Đôi vợ chồng ở độ tuổi từ 24 – 29 vừa đủ trưởng thành, hiểu biết và chín chắn. Các yếu tố như học hành, công việc cũng vừa độ ổn định. Kinh nghiệm sống đã tích lũy vừa đủ để có thể trau đồi các kiến thức về sinh sản, sinh con, chăm con, nuôi dạy con.
Hơn nữa, đây cũng là độ tuổi đẹp nhất của con người. Theo nhiều nghiên cứu, thoải mái trong tâm sinh lý sẽ giúp việc thụ thai dễ hơn, thai nhi phát triển tốt và khỏe mạnh.
Có nên sinh con khi đã lớn tuổi?
Phụ nữ kết hôn muộn, có thai muộn có nhiều nguy cơ, biến chứng thai kỳ và cả việc sinh nở cũng gặp khó khăn nguy hiểm. Thông thường độ tuổi trên 35 được coi là mang thai muộn.
Hơn nữa, chất lượng trứng của người mẹ giảm đi theo tuổi tác khiến nguy cơ thai nhi bị dị tật cao hơn.
Lão hóa trứng
Bạn có biết, thống kê cho thấy dị tật thai nhi bẩm sinh sẽ tăng lên theo tuổi tác của người mẹ. Nếu như tỷ lệ thai nhi bị dị tật bẩm sinh ở những người mẹ ở độ tuổi 25-29 chỉ là khoảng 0,11%. Thì tỷ lệ này tăng lên 0,26% ở độ tuổi 30 đến 35, và 0,56% ở độ tuổi 36-40.
Loạn trương lực cơ
Sau 35 tuổi, các khớp xương chậu của người phụ nữ sẽ cứng lại. Chức năng dây chằng và độ co giãn tử cung bị suy giảm đi. Do vậy quá trình sinh nở gặp khó khăn hơn người phụ nữ trẻ tuổi. Nếu không kịp thời xử lý dễ dẫn đến tình trạng loạn trương lực, tổn thương thai nhi và ngạt.
Biến chứng thai kỳ
Tuổi tác của người phụ nữ càng cao, khả năng trao đổi chất của cơ thể sẽ giảm một cách tự nhiên. Khả năng điều hòa của hệ thần kinh tự chủ cũng theo đó mà suy giảm. Do vậy, mang thai khi tuổi đã cao có thể khiến người phụ nữ dễ mắc hội chứng tăng huyết áp hoặc tiểu đường thai kỳ.
Căng thẳng tinh thần
Cả tâm lý và sức khỏe người mẹ khi mang thai khi đã lớn tuổi thường cũng không được tốt. Lúc này cha mẹ 2 bên cũng già yếu không giúp đỡ bạn trong việc chăm sóc con cái. Vì vậy, tỷ lệ trầm cảm sau sinh do căng thẳng tinh thần cao hơn ở phụ nữ lớn tuổi.
Vậy đó, sinh con sớm quá cũng không nên mà muộn quá cũng không tốt. Làm mẹ là thiên chức thiêng liêng. Vì thế các mẹ thông thái hãy lên kế hoạch sinh con phù hợp với điều kiện sức khỏe, tâm lý và kinh tế để chào đón thiên thần thật thành công nha.