Hiện nay tình trạng dậy thì sớm xuất hiện ngày càng nhiều ở trẻ em và là tình trạng đáng báo động đối với cha mẹ, khiến ba mẹ hoang mang và lo lắng không biết liệu rằng dậy thì sớm có ảnh hưởng gì tới sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ hay không?
1. Dậy thì sớm là gì
Dậy thì sớm là tình trạng trẻ xuất hiện các dấu hiệu trưởng thành về mặt thể chất quá sớm, trước 8 tuổi ở bé gái và trước 9 tuổi ở bé trai. Dậy thì sớm được chia thành hai loại là dậy thì sớm trung ương và ngoại biên. Đây là tình trạng cơ thể trẻ bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu trưởng thành quá sớm, bao gồm sự phát triển nhanh chóng của xương và cơ bắp, thay đổi kích thước và hình dạng của cơ thể, phát triển khả năng sinh sản, sự thay đổi của vú, xuất hiện lông mu, thay đổi giọng nói....
2. Nguyên nhân dậy thì sớm
Theo nghiên cứu, trẻ dậy thì khi não bắt đầu thực hiện quá trình sản xuất một loại hormone có tên gọi là hormone giải phóng gonadotropin (GnRH). Hormone này đi đến tuyến yên giúp kích thích quá trình sản xuất hormone estrogen (hormone liên quan đến sự tăng trưởng và phát triển các đặc tính sinh dục ở nữ giới) và hormone testosterone (hormone chịu trách nhiệm cho sự tăng trưởng và phát triển các đặc tính sinh dục ở nam giới).
Dậy thì sớm ở trẻ có thể được gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác như do trẻ có khối u trên buồng trứng, tuyến thượng thận, tuyến yên, não hay do các vấn đề về thần kinh trung ương, rối loạn hormone, chấn thương não, tiền sử bệnh của gia đình hay do một số di truyền hiếm gặp. Thậm chí, nhiều trường hợp dậy thì sớm không tìm thấy nguyên nhân gây cụ thể.
2.1. Dậy thì sớm trung ương
Dậy thì sớm trung ương là tình trạng quá trình dậy thì bắt đầu quá sớm, tuy nhiên, các bước trong quy trình dậy thì không xuất hiện bất kỳ điểm bất thường nào, trẻ cũng không gặp phải vấn đề y tế tiềm ẩn nào. Theo thống kê, có khoảng 80% trường hợp dậy thì sớm trung ương ở bé gái không thể xác định nguyên nhân cụ thể. Trong một số trường hợp, trẻ mắc bệnh này có thể liên quan đến các vấn đề sau:
Hệ thống thần kinh trung ương (não, tủy sống) có khối u.
Não hoặc tủy sống gặp bức xạ.
Não hoặc tủy sống bị tổn thương.
Hội chứng di truyền McCune-Albright gây ảnh hưởng đến sự phát triển của xương, màu da và nội tiết tố.
Xuất hiện khiếm khuyết trong quá trình sinh nở: tràn dịch não, u phổi lành tính (hamartoma),…
Trẻ bị suy giáp – Tuyến giáp không thể sản xuất đủ lượng hormone cần thiết cho cơ thể.
Trẻ bị tăng sản thượng thận bẩm sinh – Rối loạn di truyền liên quan đến quá trình sản xuất hormone ở tuyến thượng thận.
2.2 Dậy thì sớm ngoại vi
Dậy thì sớm ngoại vi là tình trạng dậy thì sớm ít phổ biến hơn, không liên quan đến hormone GnRH. Nguyên nhân khiến trẻ bị dậy thì sớm xuất phát từ sự giải phóng estrogen hoặc testosterone trong cơ thể do các vấn đề xảy ra ở buồng trứng, tinh hoàn ,tuyến thượng thận hoặc tuyến yên của trẻ. Một số vấn đề có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng dậy thì sớm ngoại vi gồm:
U nang buồng trứng, u buồng trứng;
Hội chứng di truyền McCune-Albright;
U tuyến thượng thận hoặc u tuyến yên;
Mặt khác, dậy thì sớm ngoại vi ở nam giới có thể được gây ra bởi một khối u trong các tế bào tạo ra tinh trùng (tế bào mầm) hoặc ở các tế bào tạo ra testosterone (tế bào Leydig) hoặc do rối loạn di truyền xảy ra ở trẻ được sinh ra trong gia đình có quan hệ tình dục độc lập với gonadotropin khiến cơ thể sản xuất testosterone sớm (từ 1-4 tuổi).
Triệu chứng dậy thì sớm
- Bắt đầu có sự phát triển của vùng vú ở bé gái trước 8 tuổi là một trong những biểu hiện đáng chú ý nhất của dậy thì sớm.
- Sự xuất hiện của lông ở khu vực mu và dưới cánh tay có thể là một biểu hiện khác của sự dậy thì.
- Các thay đổi về kích thước và hình dạng của âm đạo, tử cung là một phần quan trọng trong quá trình phát triển sinh lý của bé gái khi trải qua giai đoạn dậy thì sớm.
- Chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu trước 8 tuổi là một trong những dấu hiệu quan trọng đánh dấu giai đoạn dậy thì sớm của bé gái.
- Trong giai đoạn dậy thì sớm, cơ thể phát triển nhanh giúp trẻ tăng chiều cao và cân nặng.
- Cơ thể bắt đầu có mùi do sự tăng sản xuất hormone.
- Xuất hiện mụn
- Tinh hoàn và dương vật phát triển ở bé trai
- Lông mặt, râu bắt đầu mọc nhiều
- Giọng nói trầm, vỡ giọng
4. Dậy thì sớm có ảnh hưởng gì?
* Hạn chế về chiều cao
Dậy thì sớm khiến trẻ phát triển chiều cao nhanh hơn so với lứa tuổi vì vậy bố mẹ nên theo dõi sự phát triển về chiều cao của trẻ.
Khi trẻ dậy thì sớm, chiều cao của trẻ sẽ phát triển nhanh chóng, cao hơn so với chiều cao theo độ tuổi của trẻ. Tuy nhiên, khi quá trình dậy thì này kết thúc, sự tăng trưởng chiều cao này sẽ dừng lại. Tức, trẻ dậy thì sớm thì sẽ kết thúc sớm, quá trình tăng trưởng và phát triển xương của trẻ cũng sẽ kết thúc sớm hơn. Cuối cùng, khi trưởng thành, trẻ dậy thì sớm thường sẽ thấp hơn so với những đứa trẻ dậy thì đúng tuổi.
* Ảnh hưởng đến tâm lý
Tâm lý của trẻ trong giai đoạn dậy thì rất dễ bị tác động, trẻ dễ bị căng thẳng, tự ti trước bạn bè cùng trang lứa. Đặc biệt, kích thước vòng một thay đổi và tình trạng kinh nguyệt sớm có thể là vấn đề gây khó chịu và phiền toái ở trẻ dưới 9 tuổi.
Hơn nữa, dậy thì sớm có thể là nguyên nhân khiến trẻ thay đổi về cảm xúc và hành vi. Trẻ dễ trở nên dễ cáu gắt, tức giận và có thể bắt đầu tò mò và có những nhu cầu về tình dục không phù hợp với lứa tuổi. Trẻ dậy thì sớm khi chưa được trang bị đủ các kiến thức về giới tính và quan hệ tình dục từ nhà trường và bố mẹ khiến trẻ có nguy cơ mang thai ở độ tuổi vị thành niên, gây ra nhiều gánh nặng cho kinh tế, xã hội, tỷ lệ trẻ bỏ học, thất nghiệp tăng cao.
4. Cách phòng ngừa dậy thì sớm ở trẻ
Dưới đây là một số cách bố mẹ có thể thực hiện để hỗ trợ việc phòng ngừa hoặc giảm thiểu khả năng dậy thì cho con yêu:
- Bố mẹ một mặt chú ý cân bằng dinh dưỡng cho trẻ với đầy đủ khoáng chất, vitamin, protein, chất xơ,... mặt khác, cần hạn chế thức ăn nhanh, thức ăn chứa nhiều đường và chất béo.
- Hạn chế tiếp xúc với các chất có thể tác động đến nội tiết tố như các hóa chất trong môi trường, thực phẩm chứa chất độc hại và các sản phẩm chăm sóc cá nhân chứa các hóa chất độc hại.
- Kiểm soát cân nặng cho bé bằng cách duy trì thói quen tập luyện nhẹ, hạn chế tiêu thụ thức ăn quá mức dẫn đến tình trạng thừa cân béo phì.
- Tránh tiếp xúc với các chất gây rối loạn hormone, như bisphenol A (BPA) có trong một số sản phẩm nhựa.
- Bố mẹ thường xuyên cho trẻ đi khám sức khỏe định kỳ để theo dõi sự phát triển của con.
Với những chia sẻ trên đây, chắc hẳn các bố mẹ cũng hiểu rõ hơn về một vài nguyên nhân thường khiến con trẻ bị dậy thì sớm. Từ đó, Goodmama hy vọng các bậc phụ huynh luôn hỗ trợ và giúp đỡ con trẻ được sống khỏe mạnh, hạn chế nguy cơ dậy thì quá sớm. Đồng thời, giúp các bé có thêm kiến thức về giới tính phù hợp với độ tuổi của mình.