Phản ứng phụ sau tiêm chủng có thể được coi là một trong những nỗi lo lắng của nhiều ba mẹ sau khi đưa các con đi tiêm chủng. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết các phản ứng phụ sau tiêm như sốt, quấy khóc, vết tiêm đỏ, sưng nhẹ… là dấu hiệu bình thường cho thấy hệ thống miễn dịch đã được kích hoạt để bảo vệ cơ thể trẻ nhỏ. Các phản ứng phụ này có thể khiến trẻ khó chịu trong một vài ngày nhưng sẽ thuyên giảm sau 1-2 ngày mà không phải điều trị.
1. Một số nguyên nhân khiến trẻ gặp các phản ứng phụ sau tiêm chủng như:
2. Cách chăm sóc trẻ sau tiêm chủng đúng chuẩn
Nắm rõ các cách chăm sóc trẻ sau tiêm chủng bài bản, đúng chuẩn là một phần quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe và sự an toàn cho trẻ sau quá trình tiêm phòng. Dưới đây là một số bước cơ bản để chăm sóc trẻ sau khi tiêm phòng:
* Tại cơ sở tiêm chủng
Sau khi tiêm chủng, nhân viên y tế sẽ dặn dò bố mẹ hoặc người giám hộ theo dõi trẻ tại trung tâm tiêm chủng ít nhất 30 phút để phát hiện sớm các phản ứng sau tiêm có thể xảy ra. Nếu sức khỏe ổn định và không xuất hiện biểu hiện bất thường nào, bố mẹ hoặc người giám hộ sẽ đưa trẻ về nhà và tiếp tục theo dõi ít nhất 48 giờ tiếp theo, đặc biệt cần theo dõi vào ban đêm.
Đồng thời, bố mẹ hoặc người giám hộ trẻ cần chủ động hỏi ý kiến của nhân viên y tế tại trung tâm tiêm chủng hoặc chuyên gia về tiêm chủng ngay tại buổi tiêm nếu chưa rõ các thông tin về các phản ứng sau tiêm. Nên tìm hiểu trước về các bệnh viện gần nhất có khả năng cấp cứu và xử trí phản ứng sau tiêm.
* Chăm sóc trẻ sau tiêm phòng tại nhà
Tùy theo cơ địa của trẻ và loại vắc xin được tiêm mà trẻ sẽ phản ứng với vắc xin ở các mức độ khác nhau, hầu hết các phản ứng sau tiêm là nhẹ và sẽ thuyên giảm sau khoảng vài ngày mà không cần điều trị.
Ngược lại một số trẻ có cơ địa phản ứng mạnh với vắc xin như sốt cao kéo dài, quấy khóc, co giật, tim đập nhanh, toàn thân tím tái, thậm chí là phản ứng phản vệ sau tiêm. Do đó, ngoài theo dõi phản ứng tại chỗ ít nhất 30 phút sau tiêm, bố mẹ hoặc người giám hộ cần theo dõi sát sao các phản ứng sau tiêm tại nhà trong khoảng 48 giờ tiếp theo và cần nắm rõ cách chăm sóc trẻ sau tiêm chủng tại nhà để giúp giảm thiểu các triệu chứng khó chịu và đẩy nhanh quá trình phục hồi sức khỏe cho trẻ, bao gồm:
- Bên cạnh trẻ 24/24 quan sát các dấu hiệu về tinh thần, ăn ngủ, thở, nốt phát ban trên da, triệu chứng tại chỗ tiêm, toàn trạng, đặc biệt là vào ban đêm.
- Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, được làm từ chất liệu mỏng nhẹ, thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt để trẻ cảm thấy dễ chịu và không bị quần áo bó sát làm đau vị trí tiêm.
- Tăng cường chế độ dinh dưỡng cho trẻ, đảm bảo cân bằng 4 nhóm dưỡng chất chính (Protein chất lượng, chất béo, chất bột đường, vitamin và khoáng chất) và nên đa dạng thực đơn mỗi ngày để giúp trẻ ăn ngon miệng. Tăng cường cho bé bú (nếu còn trong độ tuổi bú sữa mẹ) và bổ sung đủ nước mỗi ngày.
- Bố mẹ cần bế trẻ thật nhẹ nhàng, không đụng, chạm, sờ vào vết tiêm vì có thể gây đau và nhiễm trùng vết tiêm. Nếu vết tiêm sưng đỏ, bố mẹ có thể áp dụng phương pháp chườm lạnh để giúp trẻ giảm bớt cảm giác đau nhức. Tuyệt đối không áp dụng các cách dân gian truyền miệng như xoa dầu gió, chường nóng hoặc đắp bất cứ thứ gì lên vết tiêm vì có thể gây nhiễm trùng, thậm chí nhiễm trùng máu vô cùng nguy hiểm. Ví dụ đối với vết tiêm vắc xin Lao bị mưng mủ (phản ứng bình thường sau tiêm vắc xin Lao), bố mẹ không nên quá lo lắng mà cần tắm rửa và vệ sinh vết tiêm nhẹ nhàng cho bé, dùng băng gạc vô trùng để lau khô mủ vàng chảy ra từ vết tiêm. Không dùng các sát khuẩn như cồn, Betadin,… để lau khô mủ vàng chảy ra từ vết thương.
- Nếu trẻ bị sốt dưới 38.5 độ C, bố mẹ có thể chườm khăn mát lên trán, nách, bẹn hoặc dùng miếng dán hạ sốt. Nếu trẻ sốt trên 38.5 độ C, bố mẹ cho trẻ dùng thuốc hạ sốt theo đúng liều lượng mà bác sĩ chỉ định.
3. Những điều không nên làm khi chăm sóc bé sau khi chích ngừa
Bên cạnh các cách chăm sóc trẻ sau tiêm chủng cần làm thì bố mẹ hoặc người giám hộ trẻ cũng cần lưu ý thêm một số việc không nên làm trong giai đoạn này để đảm bảo sức khỏe cho trẻ như:- Tuyệt đối không áp dụng các cách dân gian truyền miệng như xoa dầu gió, chường nóng hoặc đắp bất cứ thứ gì lên vết tiêm vì có thể gây nhiễm trùng, thậm chí nhiễm trùng máu vô cùng nguy hiểm cho trẻ.
- Tuyệt đối không sử dụng bất cứ loại thuốc nào cho trẻ khi chưa có chỉ định của bác sĩ
- Không đụng, chạm, bóp, nặn vết tiêm hoặc ẵm bế quá chặt khiến vết tiêm của trẻ đau và có nguy cơ nhiễm trùng.
- Không bỏ qua các biểu hiện lạ: Nếu bé có bất kỳ biểu hiện lạ cho thấy phản ứng sau tiêm nguy hiểm, bố mẹ tuyệt đối không nên bỏ qua. Hãy khẩn trương đưa trẻ đến bệnh viện để được các bác sĩ xử trí và cấp cứu kịp thời.
- Không dùng nước lạnh để tắm trẻ ngay sau khi tiêm vắc xin, vì điều này có thể làm tăng cảm giác đau và không thoải mái cho trẻ.
- Không để trẻ tiếp xúc với người đang mắc bệnh truyền nhiễm hoặc mắc bệnh nặng khác vì sau tiêm cơ thể trẻ chưa sản xuất ra kháng thể đặc hiệu ngay lập tức để chống chọi các mầm bệnh nguy hiểm ngoài cộng đồng. Do đó, trong thời gian này, bố mẹ hoặc người giám hộ cũng cần hạn chế cho trẻ đến những nơi đông người, nếu phải đến nơi đông người thì cần đeo khẩu trang và giữ khoảng cách với những người xung quanh.
Chăm sóc trẻ sau tiêm chủng đúng cách là việc hết sức quan trọng giúp bố mẹ phát hiện những dấu hiệu bất thường từ đó đưa ra biện pháp xử lý kịp thời cho bé yêu của mình. Hy vọng với những thông tin trên đây, ba mẹ đã hiểu hơn về cách chăm sóc trẻ sau tiêm và có những mẹo chăm sóc trẻ hiệu quả.
Nguồn tham khảo: Trung tâm tiêm chủng VNVC