Trẻ mọc răng sữa có nhiều dấu hiệu khó chịu, quấy khóc, bỏ ăn khiến mẹ rất lo lắng. Thêm nữa, trẻ mọc răng thường bị sốt và mẹ khó phân biệt được giữa sốt mọc răng và sốt do virut.
Do vậy để hiểu hơn về giai đoạn trẻ mọc răng sữa, cha mẹ cần nắm rõ các dấu hiệu cơ bản và từ đó có cách chăm sóc trẻ đúng cách, khoa học.
Dấu hiệu trẻ mọc răng sữa
1.1. Trẻ thường mọc răng sữa vào khi nào?
Thông thường trẻ được 6 tháng tuổi là thời điểm bắt đầu mọc chiếc răng sữa đầu tiên. Trên thực tế một số trẻ mọc răng sớm hơn các bé khác có thể mọc chậm hơn. Mẹ có thể để ý trước và sau thời điểm này để xem có những dấu hiệu của trẻ mọc răng nhé.
Và các thời gian sau đó, trẻ cứ lần lượt mọc hết chiếc răng cửa đến răng hàm cho tới khi được 20 chiếc răng đó. Tầm 2 tuổi rưỡi là trẻ sẽ hoàn thành việc mọc răng và có thể nhai cắn thức ăn như người lớn được rồi.
Xem thêm:
- Chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa hè để không lo ốm vặt
- Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy - Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị kịp thời
- Dấu hiệu phát hiện bệnh sởi - Cách chăm sóc trẻ bị bệnh sởi
1.2. Biểu hiện khi bé mọc răng
- Chảy nước dãi nhiều và liên tục rơi rớt ra miệng. Khi ngủ nếu bé nằm nghiêng có khi gối cũng ướt mèm vì dãi nữa.
- Nổi ban quanh miệng: Vì nước bọt tiết ra nhiều mà làn da bé thì nhạy cảm nên đó chính là nguyên nhân khiến bé bị nổi ban quanh miệng hoặc dưới cằm.
- Tiêu chảy: Không chỉ phần da mặt phản ứng với lượng nước bọt tiết ra quá nhiều, phần mông của bé cũng vậy. Bé có thể đi ngoài phân sền sệt, nổi ban nhẹ ở mông.
- Sốt và quấy: Quá trình viêm xuất hiện khi răng cứng xuyên qua lợi mềm có thể gây sốt nhẹ (38,3 độ C).
- Cắn lung tung: Bé rất thích cắn. Những vết răng hằn trên thành cũi và tiếng lách cách của lợi va vào thìa nhôm là dấu hiệu của lợi bị đau. Bé cũng có thể cắn bàn tay, ngón tay hoặc cánh tay bạn. Đôi khi bé “nhai” cả “ti” mẹ. Hãy cho bé thứ gì đó cứng và lạnh để gặm.
- Thức đêm: Kể cả những bé vốn ngủ rất ngoan trước đây cũng có thể khó ngủ trong những ngày mọc răng.
- Bỏ ăn: điều này thay đổi tùy theo các bé. Có bé không bỏ bữa nào, có bé chọn cách ăn thật nhanh cho xong bữa, một vài bé từ chối cả “ti” mẹ.
1.3. Làm sao để biết bé đang mọc răng
Cách đơn giản và hiệu quả nhất là đưa ngón tay vào miệng bé để kiểm tra lợi. Bé sẽ dễ dàng chấp nhận việc này hơn là há miệng cho bạn nhìn ngó. Dùng ngón tay trỏ của bạn sờ dọc theo thành trước của lợi, bạn sẽ cảm thấy lợi sưng lên ở chỗ răng sắp sửa mọc.
Cách chăm sóc trẻ trong giai đoạn mọc răng
2.1. Chế độ chăm sóc khi bé mọc răng
Với những dấu hiệu mọc răng kể trên có thể thấy dù ít nhiều thì hiện tượng này cũng sẽ khiến trẻ cảm thấy khó chịu. Do vậy mẹ cần có một chế độ chăm sóc kỹ càng hơn bằng những cách dưới đây:
Làm dịu cơn đau của trẻ bằng cách massage lợi cho bé bằng ngón tay hoặc cho trẻ ngậm đồ chơi tốt cho nướu.
Làm lạnh cũng là một cách giúp cho trẻ giảm đau khi mọc răng. Tuy nhiên cách này có thể làm tổn thương đến lợi của trẻ khi quá lạnh. Tốt nhất mẹ nên để chiếc khăn ướt hoặc chiếc vòng mọc răng trong ngăn lạnh rồi đặt nên nướu cho trẻ.
Bên cạnh đó, mẹ có thể chăm sóc con nhiều hơn bằng cách dành nhiều thời gian dỗ dành. Hoặc đứa trẻ ra ngoài để trẻ thấy thoải mái đồng thời làm sao nhãng tâm trí của trẻ bằng sự thu hút bên ngoài.
2.2. Khi nào nên cho trẻ đi khám bác sĩ?
Với những dấu hiệu trẻ mọc răng kể trên thì bố mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên trong những trường hợp dưới đây, bố mẹ cần cho con đi khám bác sĩ ngay để nhận được sự tư vấn:
- Trẻ sốt kéo dài hơn 24 giờ
- Trẻ dưới 3 tháng mà nhiệt độ thân thể cao trên 38 độ
- Trẻ trên 3 tháng mà nhiệt độ cơ thể trên 39 độ
- Trẻ bị tiêu chảy, sốt, và nôn
Mẹ thực hiện tất cả các cách trên nhưng không thể làm dịu đi những khó chịu của trẻ.
Trên đây là bài viết chia sẻ những dấu hiệu trẻ mọc răng và cách chăm sóc trẻ. Với những thông tin này hi vọng sẽ giúp các mẹ có sự chuẩn bị tốt nhất cho con trong giai đoạn này, đặc biệt với những người lần đầu làm mẹ chưa có nhiều kinh nghiệm nha. Chúc mẹ luôn nhiều sức khỏe để đồng hành cùng sự phát triển của con mỗi ngày nha.