Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy - Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị kịp thời

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy - Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị kịp thời

Tr sơ sinh b tiêu chy là mt trong nhng vn đ thưng gp trong nhng giai đon đu tiên ca cuc đi. Tùy vào tng biu hin sc khe ca tr đ đánh giá mc đ tiêu chy thông thưng hay cn điu tr. Bi khi tr sơ sinh b tiêu chy kéo dài không đưc cha tr kp thi s dn đến vn đ nghiêm trng tim n nhiu nguy cơ nguy him.

Vậy khi nuôi con nếu thấy trẻ bị tiêu chảy mẹ phải làm gì? Hãy bỏ túi ngay những chia sẻ và lời khuyên của chuyên gia Goodmama dưới đây.

Du hiu nhn biết tr sơ sinh b tiêu chy

Khi mới chào đời hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt chưa hoàn thiện. Chất thải của trẻ cũng không giống người bình thường. Nó có thể biến thể thành nhiều trạng thái khác nhau bình thường sẽ là hoa cà hoa cải hoặc dạng lỏng lỏng.

Rất khó để mẹ biết được trẻ đang bị tiêu chảy hay bình thường đặc biệt là những người lần đầu chăm con. Tại đây, goodmama đưa ra những đặc điểm của trẻ sơ sinh bị tiêu chảy để mẹ nhận biết chính xác nhất:

- Phân lỏng hơn bình thường, bé sẽ đi vệ sinh từ 3-5 lần ngày hoặc nhiều hơn.

- Phân lỏng toàn nước, có màu sắc lạ kỳ như xanh, vàng, trắng, có máu, đi nhiều từ 8-10 ngày.

- Trẻ khóc khi được sờ, nắn bụng, mệt mỏi, hay la khóc, bú kém…

Mẹ lưu ý nhiều trường hợp trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn và không sử dụng các loại sữa ngoài thì vấn đề đi lỏng nhiều lần trong ngày, nhưng vẫn bú và ngủ bình thường thì không phải là hiện tượng tiêu chảy.

Nguyên nhân khiến tr sơ sinh b tiêu chy

– Do dị ứng thực phẩm

Một số trẻ uống sữa công thức hoặc bú sữa mẹ hoàn toàn kết hợp bú sữa ngoài, nếu không thích ứng được với một số chất có sẵn trong sữa thì tình trạng dị ứng rất dễ sảy ra và tất nhiên là sẽ bị tiêu chảy ngay sau đó.

– Rối loạn tiêu hóa

Đôi khi những vấn đề rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng chức năng đường ruột cũng có thể khiến trẻ bị tiêu chảy đột ngột. Nếu mẹ đang cho con bú sữa mẹ đột ngột chuyển sang sữa công thức nhiều bé không kịp thích nghi rất dễ bị rối loạn tiêu hóa.

– Khả năng thu nhận thức ăn kém

Do còn quá nhỏ, đôi khi khả năng tiêu hóa của trẻ vẫn chưa được ổn định. Do vậy khi hấp thu dinh dưỡng vào cơ thể, một số dưỡng chất không được đi sâu vào bên trong mà bị giữ lại nơi thành ruột, khiến cơ thể trẻ bị thiếu dinh dưỡng, dạ dày không tiêu hóa ổn định.

– Nhiễm trùng đường ruột

Là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, nhiễm trùng đường ruột phát sinh do các loại virus, vi khuẩn xâm nhập hoặc do nhiễm ký sinh trùng khi uống sữa công thức pha không đảm bảo.

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nên làm gì?

Bù nưc cho tr

Khi trẻ bị tiêu chảy sẽ dễ dẫn đến tình trạng bị mất nước và cơ thể thiếu nước sẽ dẫn đến những biến chứng nặng nề, ảnh hưởng đến tính mạng. Vì thế mẹ nên bù nước ngay cho bé bởi thành ruột vẫn hấp thu được nước khi bị tiêu chảy để bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể.

Trẻ sơ sinh trong trường hợp này vẫn có thể bù nước. Mẹ cho bé uống thêm từ 100-200 ml nước sôi để nguội, đã được diệt khuẩn và có độ ấm nhẹ mỗi ngày.Việc cho bé uống bù nước sẽ cần được duy trì đến khi bé đi tiêu phân sệt và dưới 3 lần mỗi ngày.

Ngoài ra thời điểm này em bé ấp thu nguồn dinh dưỡng chủ yếu là sữa mẹ. Khi bị tiêu chảy mẹ nên cho bé bú sữa nhiều hơn. Chính việc bú sữa mẹ sẽ giúp nhanh khỏi bởi trong sữa mẹ có chứa đường Lactoza nên vẫn được hấp thu rất tốt khi bị tiêu chảy.

Còn nếu mẹ không có sữa hoặc ít sữa thì có thể cho trẻ ăn sữa bò, sữa bột mà trước đó bé vẫn ăn trước đó nhưng cần phải pha loãng hơn và cần cho ăn ít nhất 3 giờ một lần.

Vệ sinh sạch sẽ cơ thể bé, cũng như rửa sạch tay khi cho trẻ bú và khi thay tã.

Với trẻ sơ sinh từ 3 tháng tuổi trở lên có thể cung cấp một số loại nước ép rau củ an toàn để bổ sung vitamin, chất xơ và khoáng.

Cho uống 50-100ml oresol sau mỗi lần đi ngoài nếu được bác sĩ cho phép.

Chế độ ăn cho mẹ khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Bởi trẻ sơ sinh hấp thu chất dinh dưỡng chủ yếu từ nguồn sữa mẹ. Vì thế khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ hãy thiết lập một chế độ ăn uống để đảm bảo tốt nhất chất lượng sữa mẹ.

- Quan trọng nhất là mẹ nên ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, cố gắng uống nhiều nước để tăng tiết sữa mẹ, ăn các thực phẩm giàu vitamin, chất xơ và chất khoáng để đảm bảo chất lượng sữa và tăng sức đề kháng cho trẻ.

- Cần ăn chín uống sôi và rửa sạch thực phẩm trước khi chế biến.

- Không nên ăn, uống các món dân gian mà chưa có sự chắc chắn về độ an toàn.

- Không ăn các loại thức ăn dễ gây dị ứng: sữa, đậu nành, lúa mì, đậu phộng, hải sản,… dễ gây dị ứng cho trẻ

- Tuyệt đối không ăn các loại thực phẩm có ẩn nấp và sinh sôi nhiều loại vi khuẩn, vi rút, kí sinh trùng, sán, giun bao gồm: tiết canh, gỏi cá, nem chạo, nem chua, mắm tôm, mắm tép…

Loại bỏ ngay các đồ ăn uống chứa chất kích thích: cà phê, rượu, thuốc lá, đồ uống có gas, đồ uống có cồn bởi sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ.

Những đồ ăn cay nóng, nhiều gia vị, đồ ăn chứa nhiều chất bảo quản, nhiều gia vị nóng như: tiêu, tỏi, ớt… sẽ ảnh hưởng đến mùi vị và chất lượng sữa của bé, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé.

Thêm nữa khi thấy trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, cha mẹ tuyệt đối không được tự động cho trẻ uống các loại thuốc chữa trị, kháng sinh, men tiêu hóa… mà không có chỉ định từ bác sĩ.

Quay lại blog

Để lại bình luận

Heading for Social Images