Trẻ ăn vạ là dấu hiệu phổ biến của các bé với nhiều hành động như nằm lăn ra đất, đập đầu vào tường, đánh lại mẹ, nôn ọe… làm đau đầu bậc cha mẹ. Nhiều khi cha mẹ cảm thấy bất lực vì trò ăn vạ của trẻ lên tới đỉnh điểm mà chưa tìm ra phương pháp dạy trẻ hiệu quả.
Thực ra tùy vào cách giáo dục của cha mẹ mà thói ăn vạ đấy tiếp diễn hay không. Cùng tìm hiểu trong bài viết sau của chúng tôi về nguyên nhân và từ đó đi tìm cách giải quyết tốt nhất giúp con bỏ thói xấu này nhé!
Nguyên nhân khiến trẻ hay ăn vạ
Trẻ ăn vạ do khủng hoảng tuổi lên 2 lên 3
Tuổi lên 2 hay lên 3 trong hành trình phát triển của trẻ có lẽ là cột mốc đáng nhớ của mỗi gia đình. Lúc này trẻ đã bắt đầu có những hành động ăn vạ, mè nheo và đòi hỏi những điều quá đáng. Theo các chuyên gia tâm lý, tuổi lên 2 lên 3 là giai đoạn khủng hoảng rõ ràng nhất. Đây là thời điểm trẻ bắt đầu có những thay đổi về tâm lý, thích nói “không” với bất kỳ điều gì chúng không thích. Nhiều trẻ còn có xu hướng “bạo lực” thích đấm đá, cào cấu, ăn vạ…
Ở tuổi này, trẻ cũng muốn tự mình khám phá nhiều thứ hơn, sự tự ý thức về bản thân cao hơn và muốn bắt đầu tự làm tất cả. Những cụm từ “không” và những lần tự nhiên nằm ăn vạ xuất hiện dầy hơn… để đạt được điều mình muốn hoặc đối phó với thứ mình không muốn. Qua thời gian, trẻ sẽ dần điều tiết được hành động nhưng trước khi trẻ ngoan, mẹ cần có chiến lược cụ thể để hạn chế những lần nằm khóc vô cớ của trẻ.
Khủng hoảng tuổi lên 2, lên 3 hay lớn hơn nữa, đều có cách ứng xử riêng để hạn chế. Chỉ cần bạn kiên nhẫn và bình tĩnh, mọi chuyện sẽ được giải quyết.
Trẻ ăn vạ là do lỗi sai của cha mẹ
Do đó, trẻ ăn vạ vốn xuất phát từ sự phát triển bình thường của con. Tuy nhiên trong giai đoạn này nếu có sự giáo dục sai cách của cha mẹ hoặc gia đình khiến tình trạng ăn vạ của trẻ nhiều hơn. Điều này dễ dẫn đến hình thành thói quen ăn vạ. Cụ thể mỗi khi trẻ ăn vạ mà cha mẹ lại dỗ dành bé, chiều theo ý muốn của trẻ - đó là phương pháp dạy sai lầm. Những hành động đó sẽ khiến trẻ cảm thấy chúng “được quan tâm” nên sẽ tiếp tục như vậy tại thời điểm đó và cả những lần sau này.
Cách hay giúp cha mẹ dễ dàng xử lý tật trẻ ăn vạ hiệu quả
2.1 Trẻ ăn vạ - Hãy phớt lờ những hành động kỳ cục của bé
Như đã chia sẻ ở trên, phần lớn lỗi sai của cha mẹ là chiều theo mong muốn của bé khi trẻ ăn vạ. Như vậy trẻ dễ dẫn đến suy nghĩ cứ ăn vạ là sẽ đạt được mục đích của mình.
Phần lớn, lỗi của cha mẹ chính là việc thể hiện sự quan tâm khi con có hành động xấu.
Hãy thử tỏ thái độ phớt lờ hành động của bé. Tốt nhất bạn nên để mặc con khóc, không dỗ dành, không quát mắng. cha mẹ hãy ở gần bé, nhìn bé với nét mặt thản nhiên, tươi cười và nói là con khóc xong thì mình sẽ chơi tiếp. Con sẽ không thể khóc được mãi, trong lúc khóc vẫn tò mò quan sát xung quanh. Lúc đó cha mẹ hãy bày ra trò chơi để đánh lạc hướng và “quên” mất là mình đang ăn vạ.
2.2 Trẻ ăn vạ - Không nên bỏ qua
Khi trẻ đã qua cơn ăn vạ, cha mẹ hãy nghiêm túc nhắc lại hành động này của bé để trẻ nhận ra hành động của mình. Không nên dễ dàng bỏ qua những điều này của bé. Cụ thể, sau khi bé bình tĩnh trở lại, mẹ có thể ôm bé vào lòng và bắt đầu nói về những chuyện vừa xảy ra. Bạn có thể nói với con rằng bạn hoàn toàn hiểu được cảm giác khi ấy của bé, và giúp bé diễn đạt những cảm xúc khó chịu thành lời. Ví dụ như “con bực tức vì đồ ăn không phải món con thích đúng không?” để bé có thể nhận ra rằng thể hiện cảm xúc bằng lời nói thì sẽ tốt hơn.
2.3 Cách xử lý trẻ lên 2 ăn vạ - Cha mẹ phải cứng rắn
Tâm lý trẻ ăn vạ nếu cha mẹ không đáp ứng dễ phản ứng gay gắt và kéo dài thời gian hơn. Trong lúc này cha mẹ rất dễ thỏa hiệp và nhượng bộ, dỗ dành trẻ. Hoặc có thể cha mẹ rất dễ nổi cáu và quát mắng bé. Như vậy sẽ xây dựng hình tượng xấu khiến con noi theo. Mẹ hãy giữ thái độ bình tĩnh, mềm mỏng nhưng cương quyết khi dạy con dù ở nhà hay nơi đông người.
2.4 Không nên để người khác xen ngang khi dạy trẻ hay ăn vạ
Cha mẹ nên nhất quán và thống nhất cách giải quyết vấn đề ăn vạ của bé với các thành viên trong gia đình. Đây là việc làm cần thiết để tránh tình trạng "người đe, người đỡ" mỗi người một ý. Không có các giáo dục thống nhất thì sẽ không những không khắc phục được thói quen ăn vạ của bé mà càng làm tình trạng trở nên tồi tệ hơn. Bạn nên nhớ "ăn vạ" không xuất phát đơn thuần từ bản thân bé mà còn có nguyên nhân từ sự "nuông chiều" của người lớn. Vì thế, để chữa tật ăn vạ của bé mẹ hãy giới hạn cho bé những gì bé được và không được, nên hay không nên, để tránh tình trạng nhức đầu mỗi khi bé giở chiêu ăn vạ.
Bài viết trên Goodmama đã giúp các mẹ hiểu rõ được nguyên nhân cũng như cách giải quyết khi trẻ ăn vạ như thế nào. Mong rằng những chia sẻ trên sẽ giúp các mẹ có cách nuôi dạy trẻ tốt hơn!