Rối loạn kinh nguyệt là hiện tượng chị em phụ nữ thường xuyên gặp phải trong độ tuổi dậy thì hoặc tiền mãn kinh do rối loạn nội tiết. Hoặc nhiều người không ở giai đoạn này vẫn bị rối loạn kinh nguyệt do những nguyên nhân khác nhau trở thành bệnh lí khá nguy hiểm. Do vậy tìm hiểu kỹ hơn về hiện tượng rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ để phòng tránh là điều cần thiết.
Hiện tượng rối loạn kinh nguyệt là gì?
Chu kỳ kinh nguyệt là hiện tượng niêm mạc tử cung bong ra có tính chu kỳ vì quá trình rối loạn nội tiết gây ra, máu sẽ chảy ở buồng tử cung ra phía ngoài âm đạo. Phụ nữ bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt từ 12-16 tuổi và kết thúc từ 53 – 55 tuổi. Tùy từng người có thời gian có kinh và mãn kinh khác nhau.
Thông thường chu kỳ kinh lặp lại trong 28 ngày nhưng có một tỷ lệ ngắn hơn khoảng tầm 25 ngày hay dài hơn 30 - 35 ngày, tùy từng người cũng như khoảng thời gian thường lâu hơn từ 3-5 ngày. Số lượng máu không còn sau từng kỳ hành kinh là từ 50-150 ml.
Rối loạn kinh nguyệt: là biểu hiện chu kỳ kinh nguyệt có những dấu hiệu bất thường về số lượng máu kinh so với các lần trước đó, bất thường về số chu kỳ hoặc số ngày lặp lại của chu kỳ dài ngắn khác nhau. Đây là nguy cơ của triệu chứng bệnh nào đó có khả năng bởi nội tiết, có thể thương tổn thực thể bộ phận sinh sản nữ, thỉnh thoảng chỉ đơn thuần là bởi vì mất cân bằng, thay đổi điều kiện sống, môi trường sống.
Hiện tượng kinh nguyệt không đều có thể xảy ra mọi phụ nữ không giới hạn lứa tuổi, nghề nghiệp. Nhưng tỷ lệ mắc nhiều nhất là độ tuổi dậy thì và tiền mãn kinh, hoặc đang sinh đẻ. Nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời hiện tượng kinh nguyệt không đều có thể khiến phụ nữ bị ảnh hưởng tới khả năng sinh đẻ và sức khỏe.
Tại sao bị kinh nguyệt không đều, rối loạn kinh nguyệt
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng kinh nguyệt không đều như rối loạn nội tiết hay mắc các bệnh phụ khoa khác. Dưới đây Goodmama sẽ thống kê các nguyên nhân cơ bản khiến chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn.
- Yếu tố liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt không đều phải kể đến nội tiết tố của phụ nữ thay đổi như: Mang thai, sinh con, đến tuổi dậy thì, thời kì mãn kinh… Ở các giai đoạn này cơ thể phụ nữ có rất nhiều thay đổi, cuộc sống thay đổi nên rất dễ bị rối loạn kinh nguyệt.
- Nếu bạn bị mắc bệnh phụ khoa như u xơ tử cung thì hiển nhiên sẽ làm thay đổi chu kỳ kinh nguyệt. U xơ tử cung là u xơ trong tử cung, làm cho chu kì kinh nguyệt kéo dài hoặc ngắn hơn.
- Khi đang cho con bú hấu hết mọi người đều không có kinh. Sữa mẹ chứa nhiều prolactin, làm ức chế hormon sinh sản, vì vậy sẽ dần đến kinh nguyệt ít hoặc không có kinh trong thười gian này. Sau khi cai sữa, kinh nguyệt sẽ trở lại bình thường.
- Bệnh tuyến giáp: Tuyến giáp hoạt động kém sẽ khiến chị em phụ nữ đau bụng, khiến kinh nguyệt kéo dài, khinh nguyệt ra nhiều hơn.
- Rối loạn ăn uống, sụt cân quá nhanh, điều này sẽ có thể gây mất kinh gây mệt mỏi, đâu đầu, rụng tóc. Đặc biệt việc sụt cân quá nhanh sẽ ảnh hưởng đến việc sản sinh hormon có thể gây rụng trứng.
- Sử dụng các loại thuốc: Thuốc tuyến giáp, thuốc chống đông máu, thuốc chống trầm cảm, thuốc hoá trị. Những loại thuốc này đôi khi sẽ có các tác dụng phụ ảnh hưởng đến chu kì kinh nguyệt: Kinh nguyệt không đều, kinh nguyệt kéo dài, kinh nguyệt ra nhiều, bị chậm kinh,... Đặc biệt, sử dụng thuốc tránh thai sẽ rất dễ gây nên rối loạn kinh nguyệt hoặc sử dụng thuốc cao huyết áp, thuốc trị tiểu đường cũng sẽ ảnh hưởng đến chu kì kinh nguyệt
Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không?
Câu trả lời chắc chắn là CÓ.
Bởi rối loạn kinh nguyệt gây ra thiếu máu làm cho cơ thể phụ nữ bị mệt mỏi, chóng mặt da xanh xao kéo dài là ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe bản thân.
Nếu chu kỳ kinh nguyệt diễn ra dài khiến cho vi khuẩn có điều kiện phát triển nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa, viêm nhiễm cao
Nguy cơ mắc bệnh phụ khoa khi kinh nguyệt không đều trong thời gian dài. Chu kì kinh nguyệt kéo dài là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, rất dễ gây viêm nhiễm ( viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm buồng trứng,..)
Rối loạn kinh nguyệt về bản chất là sự thay đổi bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Hơn nữa, chị em rất khó xác định được ngày rụng trứng để tiến hành thụ thai.
Nếu không được chữa trị sớm để điều hòa kinh nguyệt trở lại và kiểm soát các bệnh lý phụ khoa khác. Nguy cơ khó thụ thai sẽ càng tăng cao. Trường hợp xấu nhất của bệnh có thể dẫn tới vô sinh.
Nên làm gì để không bị rối loạn kinh nguyệt?
Thay đổi thói quen ăn uống, có chế độ ăn uống phù hợp, bổ sung các loại vitamin và các dưỡng chất thiết yế. Ăn nhiều các loại thực phẩm đặc biệt là rau xanh là cách chữa kinh nguyệt không đều an toàn, được nhiều người thực hiện
Uống nhiều nước: Nước có tác dụng làm ổn định đường huyết, máu lưu thông thông suốt, dễ dàng.
Giữ tâm lí thoải mái: Nên làm việc trong môi trường sạch sẽ, công việc nhẹ nhàng, ít căng thẳng. Đặc biệt nên giao lưu, kết bạn nhiều hơn để có một tâm lí được thoải mái, vui vẻ nhiều nhất có thể. Đây là một trong những cách chữa kinh nguyệt không đều hiệu quả nhất
Không nên lạm dụng thuốc tránh thai, vì thuốc tránh thai gây ra nhiều tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến chu kì kinh nguyệt
Hạn chế sử dụng bia, rượu, cà phê và những chất kích thích khác. Ngoài bia rượu, thuốc lá ảnh hưởng đến kinh nguyệt không đều, rối loạn kinh nguyệt thì còn ảnh hưởng đến sức khoẻ của bạn, ảnh hưởng đến quá trình sinh sản.