Nhận biết sớm triệu chứng trầm cảm sau sinh và cách vượt qua

Nhận biết sớm triệu chứng trầm cảm sau sinh và cách vượt qua

Trầm cảm sau sinh là một căn bệnh ngày càng có tỉ lệ người mắc cao, xu hướng gia tăng trong thời đại hiện nay. Nhiều người nhầm tưởng trầm cảm sau sinh không phải là bệnh mà chỉ là cảm xúc nhất thời, thoáng qua hoặc biểu hiện “nhõng nhẽo”, “làm nũng” của người vợ khi có em bé. Tuy nhiên nếu vô tình không nhận ra biểu hiện của căn bệnh này rất dễ để lại hậu quả không đáng có.

Nhận biết sớm triệu chứng trầm cảm sau sinh để có biện pháp hỗ trợ kịp thời giúp trở lại tâm lý ổn định, bình thường và tránh được những điều đáng tiếc. Đó là người thân và chính bản thân bạn nên tìm hiểu ngay từ bây giờ.

Trầm cảm sau sinh là gì?

Đó là loại bệnh mô tả về việc suy giảm về cả mặt tinh thần và thể chất xảy ra ở thai phụ trong giai đoạn thời kỳ hậu sản. Thời điểm xuất hiện chứng trầm cảm sau sinh có thể vài ngày, vài tuần hoặc có thể xảy ra ở bất cứ lần sinh nào, không chỉ đứa con đầu lòng mà cả những đứa tiếp theo, có thể xảy ra trong thời gian ngắn hoặc kéo dài không khỏi.

Khi bị trầm cảm sau sinh, phụ nữ có thể những biểu hiện của bệnh nặng, nhẹ khác nhau. Tùy mức độ mà họ có thể không thể tự chăm sóc bản, con cái, thâm chí còn có hành động tiêu cực dẫn đến tình trạng làm hại đến tính mạng bản thân hoặc con của mình.

Trầm cảm sau sinh biểu hiện qua các triệu chứng nào?

Thông thường sau sinh phụ nữ sẽ xảy ra nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau: mệt mỏi, kiệt sức, stress trong việc chăm sóc con... dễ dẫn đến chứng trầm cảm sau sinh. Một số biểu hiện của căn bệnh này phải kể đến như:

-  Tâm trạng cảm thấy buồn không rõ nguyên nhân.

- Cảm giác trống rỗng, tuyệt vọng. Khóc nhiều.

-  Mất ngủ hoặc ngủ nhiều, ngủ lơ mơ, gặp ác mộng…

-  Luôn ở trạng thái trì trệ, không hứng thú với bất kỳ công việc gì, không muốn làm bất cứ điều gì, kể cả chăm sóc con

-  Luôn cảm thấy mệt mỏi, cảm giác kiệt sức

-  Không có cảm giác ăn ngon miệng.

-  Luôn có cảm giác mặc cảm, tự ti, thấy mình vô dụng và có lỗi, một số nặng hơn có thể đi đến hoang tưởng thậm chí có cả ảo giác.

-  Căng thẳng nội tâm, lo sợ, mạch nhanh…

-  Thiếu quyết đoán và giảm tập trung, không thể đưa ra các quyết định.

-  Suy nghĩ đến cái chết, 1% bệnh nhân trầm cảm tự sát trong vòng 12 tháng kể từ khi phát bệnh; với các trường hợp tái diễn, 15% tự sát .

-  Không thể tự chăm sóc cho bản thân và chăm sóc cho em bé.

- Sợ hãi khi ở một mình cùng con.

-  Có những cảm xúc và ý nghĩa tiêu cực về con, thậm chí có suy nghĩ đến việc làm tổn hại chính con mình. Tuy những xúc cảm này là đáng sợ nhưng hầu hết họ sẽ không thực hiện.

-  Lo lắng quá nhiều về bé hoặc tỏ ra không đoái hoài gì đến bé.

Trầm cảm sau sinh gây nên những hậu quả không thể lường trước cho cả mẹ, bé và người thân.

Đối với người mẹ: nếu tình trạng này kéo dài không được điều trị dễ rơi vào trạng thái rối loạn tư duy và hành vi lệch chuẩn.

Đối với con: Trẻ nhỏ có mẹ mắc chứng trầm cảm sẽ chịu nhiều tác động không tốt cho sự phát triển tinh thần và trí tuệ.

 Ảnh hưởng đến gia đình và người thân: Gia đình có người mẹ bị trầm cảm sau sinh thường rất căng thẳng, người chồng luôn ở tình trạng bối rối, hoang mang mặc dù đã cố gắng và thay đổi nhiều khi vợ sinh con. Nhiều ông chồng thì lại tặc lưỡi “mặc kệ” khiến cho tình trạng bị bệnh của vợ càng trầm trọng hơn. Nó còn ảnh hưởng rất lớn đến hạnh phúc gia đình bạn về sau nếu tình trạng trầm cảm sau sinh không được giải quyết sớm.

Cách vượt qua trầm cảm sau sinh

Để vượt qua trầm cảm sau sinh, phụ nữ cần được quan tâm, chia sẻ và giúp đỡ từ những người thân yêu, đặc biệt là người chồng. Hãy dành nhiều thời gian để trò truyện, thể hiện sự chăm sóc, yêu thương tới vợ của mình. Bởi phụ nữ trầm cảm không thích sự cô độc nên các đấng mày râu hãy luôn quan tâm, giúp đỡ vợ chăm con và công việc gia đình.

Bản thân người phụ nữ nhận thấy các chứng bệnh trầm cảm nên học cách thư giãn, giữ tâm trạng vui vẻ, thoải mái đừng lo âu buồn bực để giúp tình trạng thuyên giảm dần dần. Mẹ nên tránh thức khuya, ăn uống khoa học và đủ chất để đảm bảo sức khỏe tốt nhất. Không nên quá gò bó bản thân vào những việc không muốn, không thích làm để gây ức chế tâm lý, khó chịu.

Trong một số trường hợp biểu hiện trầm cảm ở tình trạng nặng và kéo dài cần có sự tư vấn tâm lý và điều trị của các bác sĩ.

Quay lại blog

Để lại bình luận

Heading for Social Images