Nguyên tắc vệ sinh cá nhân trong kỳ đèn đỏ

Nguyên tắc vệ sinh cá nhân trong kỳ đèn đỏ

Kinh nguyệt là chu kỳ lặp đi lặp lại hàng tháng ở chị em phụ nữ. Đây là khoảng thời gian rất nhạy cảm, ngoài việc giữ gìn sức khỏe trong ngày đèn bạn cần lưu ý vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Dưới đây Goodmama sẽ mách bạn cách vệ sinh các nhân sạch sẽ trong kỳ kinh nguyệt để cơ thể thoải mái, bảo vệ sức khỏe bản than thật tốt.  

Thực tế nhiều bạn gái đặc biệt là các em ở tuổi dậy thì chưa có nhiều kinh nghiệm chăm sóc bản thân, vệ sinh vùng kín cẩn thận khi chu kỳ kinh nguyệt xuất hiện. Hoặc nhiều bạn phải đối mặt với những khó chịu trong ngày “đèn đỏ” rất dễ bỏ bê bản thân không vệ sinh cá nhân sạch sẽ.

Giữ vệ sinh cá nhân trong chu kỳ kinh nguyệt là điều rất quan trọng, không thể xem thường. Hãy xem những điều bạn cần lưu ý giữ vệ sinh dưới đây để cùng thực hiện tốt nhé.

Tắm ít nhất một lần một ngày trong thời kỳ kinh nguyệt

Nếu bạn để ý có thể thấy ông bà ta thời xưa có quan niệm rất cổ hủ trong thời kỳ phụ nữ có kinh nguyệt. Đó là trong những ngày hành kinh không nên tắm rửa bởi sợ rằng cơ thể bị lạnh. Tuy nhiên điều này rất phản khoa học.

Việc tắm rửa trong “ngày ấy” vừa giúp cơ thể thư giãn, thoải mái lại đem đến sự sạch sẽ vô cùng cần thiết. Bởi trong thời kỳ này cơ thể rất nhạy cảm và dễ nhiễm khuẩn, nhiễm bệnh.

Trong kỳ kinh nguyệt, chất dịch thoát ra ngoài, cổ tử cung hở hơn so với những ngày bình thường tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ xâm nhập từ buồng âm đạo vào buồng tử cung. Nhiều người không biết giữ vệ sinh hoặc vệ sinh không đúng cách cũng là nguyên nhân gây viêm nhiễm đường sinh dục như viêm âm hộ, âm đạo, viêm cổ tử cung,... có thể gây ra nhiều biến chứng, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ sinh sản của người phụ nữ.

Vì thế đừng quên tắm rửa, vệ sinh cẩn thận cơ thể để đảm bảo sạch sẽ và sức khỏe của bản thân.

Vệ sinh “cô bé” sạch sẽ

Vệ sinh bộ phận vùng kín sau mỗi lần thay băng vệ sinh, sau khi đi tiểu. Đặc biệt không được sử dụng xà phòng để tẩy rửa sẽ làm mất cân bằng độ PH ở cơ quan sinh dục khiến vi khuẩn dễ xâm nhập gây viêm nhiễm hơn. Bạn nên nhớ, âm đạo có cơ chế tự làm sạch bởi vậy các chất khử mùi có mùi thơm kể cả băng vệ sinh có mùi thơm, xà phòng cũng không nên được sử dụng. Sau khi vệ sinh cần lau khô bên ngoài cô bé bằng khăn bông hoặc giấy vệ sinh sạch.

 Sử dụng quần áo sạch sẽ và thường xuyên thay quần áo.

Đồ lót là món đồ bạn cần thay thường xuyên và hàng ngày để đảm bảo vệ sinh. Thông thường quần lót sẽ dễ bị tràn dịch nếu băng vệ sinh không kịp thời ngăn cản. Hãy luôn thủ một chiếc quần lót để thay mỗi khi cần đảm bảo an toàn tự tin trong ngày ấy. Ngoài ra chọn loại quần lót thông thường thay vì quần lọt khe trong khi có kinh nguyệt nhé.

Hãy lựa chọn các loại trang phục thoải mái, tránh loại bó sát gây khó chịu trong kỳ kinh nguyệt. Phụ nữ thường bị đầy bụng trong những ngày này nên sẽ thích mặc áo rộng hoặc quần lưng thun hơn.

Thay băng vệ sinh ít nhất 2-3 tiếng/1 lần

Dù ngày ít hay ngày nhiều thì bạn cũng cần tuân thủ nguyên tắc thay băng vệ sinh thường xuyên từ 2-3 tiếng/lần. Bởi càng để lâu vi khuẩn sẽ có điều kiện phát triển gây ra hội chứng sốc độc, nhiễm khuẩn rất nguy hiểm. Ngay cả những loại băng vệ sinh được quảng cáo với khả năng thấm hút đến 6h thì bạn bạn vẫn cần tuân thủ thay băng thường xuyên như lời khuyên của chuyên gia.

Rửa tay sạch trước khi thay băng

Tất cả mọi khâu khi sử dụng băng vệ sinh đều phải dùng đôi tay để làm việc này. Thế nên, nếu không chú ý vệ sinh bàn tay sạch sẽ trước khi thay băng vo cùng cần thiết. Bởi tay bẩn là cơ hội để vi khuẩn trú ngụ. Khi tiếp xúc với băng vệ sinh, vi khuẩn từ tay sẽ tấn công xâm nhập vào cơ thể, gây viêm nhiễm hoặc các bệnh phụ khoa nguy hiểm.

Không ngâm mình trong bồn tắm quá lâu

Nếu bạn tắm trong bồn tắm mà lại ngâm mình trong bồn tắm quá lâu, máu kinh tan nhanh trong nước sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào “cô bé”. Vi khuẩ dễ dàng thâm nhập vào âm đạo hơn những ngày bình thường vì trong chu kỳ kinh nguyệt, cổ tư cung sẽ mở rộng hơn bình thường để máu kinh có thể chảy ra ngoài dễ dàng hơn.

Quay lại blog

Để lại bình luận

Heading for Social Images