Các mốc siêu âm thai định kỳ là việc quan trọng để kiểm tra sự phát triển thai nhi. Trong quá trình mang thai suốt 9 tháng, với mỗi thời điểm mẹ bầu cần đến phòng khám để siêu âm thai để theo dõi tình hình phát triển và kiểm tra những chỉ số của thai nhi. Nhờ đó cả mẹ và em bé trong bụng sẽ được chăm sóc sức khỏe suốt thai kỳ chuẩn bị cho hành trành vượt cạn sắp tới.
Mẹ bầu có nắm được các mốc siêu âm thai cần phải thực hiện không? Nếu chưa hãy theo dõi những chia sẻ dưới đây của chuyên gia Goodmama. Đồng thời trang bị đầy đủ các kiến thức mang thai, nuôi con để trở thành cha mẹ thông thái.
1.Tại sao phải khám thai và có các mốc siêu âm thai định kỳ
Siêu âm thai là cách ghi lại hình ảnh của thai nhi trong bụng mẹ. Phương pháp này được thực hiện bởi các thiết bị máy siêu âm tiên tiến. Nhờ đó cha mẹ có thể theo dõi được tình hình phát triển và các chỉ số của em bé. Đặc biệt các bác sỹ sẽ đưa ra những kết luận về thai nhi và nhiều vấn đề xung quanh.
Trong cả thai kỳ có một số mốc quan trọng đặc biệt cần siêu âm để có những kết quả chi tiết. Theo các bác sỹ chuyên khoa, các mốc thời gian siêu âm thai này cho những kết quả về dị tật thai nhi, hội chứng Down, mang thai ngoài tử cung, biến chứng thai kỳ... Để từ đó có những biện pháp phù hợp cho thai phụ và thai nhi.
Các mốc siêu âm thai định kỳ mẹ bầu cần ghi nhớ
Dưới đây, Goodmama sẽ giới thiệu tới các mẹ những mốc siêu âm thai định kỳ hoặc đi khám thai. Tùy vào sức khỏe của từng thai phụ mà có thể điều chỉnh số lượng đi thăm khám, siêu âm phù hợp.
Mốc siêu âm thai quan trọng đầu tiên
Đó là khi bạn bắt đầu phát hiện mình có thai. Thông qua việc siêu âm bào thai có thể được nhìn thấy sớm nhất là 4,5 tuần sau kỳ kinh nguyệt cuối cùng. Nhịp tim thai nhi có thể phát hiện sớm nhất sau 5 – 6 tuần. Hầu như các mẹ cần đợi khoảng 6 tuần để thực hiện lần siêu âm đầu tiên.
Trong khoảng thời gian này mẹ được chỉ định siêu âm 2D để kiểm tra sự xuất hiện của thai nhi và đã thấy tim thai hay chưa. Với một số trường hợp, siêu âm có túi thai nhưng vẫn chưa nghe được tim thai vào tuần 5-6. Mẹ bầu cũng đừng quá lo lắng, nên nhờ bác sĩ theo dõi đến tuần thứ 9-10 để xác định tim thai.
Mốc siêu âm thai lần thứ 2
Đây là mốc rất quan trọng trong các mốc siêu âm thai định kỳ. Thời gian khám ở tuần thứ 11 – 13 của thai kỳ. Mẹ bầu nào cũng được khuyên buộc phải thực hiện siêu âm trong thời điểm này. Thông qua các kỹ thuật kỹ thuật sàng lọc dị tật bẩm sinh qua việc đo đồ mờ da gáy kết hợp với xét nghiệm Douple Test sẽ giúp bác sĩ phát hiện chính xác hơn nguy cơ hội chứng Down của thai nhi.
Mốc siêu âm này được chỉ định siêu âm 4 chiều để bác kỹ khảo sát kỹ lưỡng về hình thái các chi, cột sống, các tạng trong cơ thể của thai nhi. Cùng lúc đó, bác sĩ sẽ đo khoảng sáng sau gáu (độ mờ da gáy) để dự đoán dị tật thai nhi do một số bất thường nhiễm sắc thể gây ra. Thêm nữa, mẹ bầu cũng sẽ được kiểm tra cân nặng, đo huyết áp, nếu cần thiết bác sĩ sẽ yêu cầu làm xét nghiệm về máu và nước tiểu.
Một số thông số mẹ cần lưu tâm như:
- Độ mờ da gáy dày 3,5–4,4mm, tỷ lệ bất thường nhiễm sắc thể là 21,1%
- Độ mờ da gáy ≥ 6,5mm, với tỷ lệ bất thường nhiễm sắc thể lên tới 64,5%.
Lần khám thai và siêu âm thứ 3
Lần khám này sẽ diễn ra quá trình xét nghiệm sàng lọc nhằm dự đoán nguy cơ bị Down và dị dạng nhiễm sắc thể. Thông qua việc làm Triple test các bác sĩ đưa ra những chẩn đoán về nguy cơ có thể sảy ra. Đó là việc thai nhi có dấu hiệu mắc hội chứng down hoặc dị dạng hay không. Tuy nhiên đó chỉ là những dự đoán, không có giá trị chính xác. Bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên cho mẹ nếu em bé có khả năng cao bị các hội chứng trên.
Với xét nghiệm sàng lọc Triple test là bộ 3 xét nghiệm sử dụng máu của người mẹ để tìm ra các nguy cơ rối loạn bẩm sinh ở thai nhi gồm chất AFP(loại protein do thai sản xuất). HCG (loại nội tiết do nhau thai sản xuất) và Estriol (loại nội tiết estrogen được nhau thai và thai nhi sản xuất).
Thời điểm mẹ bầu nên khám, siêu âm và làm xét nghiệm này vào tuần thai thứ 14-17 của thai kỳ.
Lần khám thai và siêu âm thứ 4
Lần khám này vào thời điểm tuần 20-22 của thai kỳ, Đây cũng là cột mốc quan trọng để bác sĩ phát hiện những bất thường về hình thái của thai nhi như hở hàm êch, dị dạng ở các cơ quan…. Đặc biệt là những bất thường về tim và hệ xương để từ đó có thể can thiệp kịp thời.
Mẹ bầu nên lựa chọn siêu âm 3D hoặc 4D để theo dõi chi tiết các mức độ phát triển của thai nhi. Đồng thời mẹ bầu sẽ phải làm thêm các xét nghiệm gồm xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra HIV, viên gan B, nhóm máu, yếu tố Rh,… để xác định nguy cơ dị tật của thai nhi.
Mốc siêu âm lần thứ 5
Chủ yếu để theo dõi tình hình phát triển của thai nhi và chỉ số nước ối của mẹ. Ngoài siêu âm thai, mẹ bầu cần lưu ý lịch tiêm phòng uốn ván mũi đầu tiên hoặc là mũi nhắc lại nếu sinh lần hai. Nếu bạn chưa tiêm phòng uống ván thì phải tiêm 2 mũi. Mũi 1 cách mũi 2 ít nhất 1 tháng. Mũi 2 phải được tiêm trước khi sinh ít nhất 15 ngày. Thời gian thích hợp để tiêm mũi đầu là vào tháng thứ 5 hoặc 6 và mũi thứ hai sau đó 1 tháng.
Lần khám thai và siêu âm thứ 6
Với tuần 31 đến 32, bạn cần được siêu âm 4D để xác định lần cuối về dị tật thai nhi, theo dõi Doppler động mạch rốn, động mạch não, động mạch tử cung. Kết hợp với khám tổng quát cho mẹ bầu, xem xét vị trí ngôi thai để đánh giá cũng như tiên lượng độ phát triển của thai, xác định trường hợp sinh khó hay dễ. Đồng thời cũng xét nghiệm các chỉ số cho mẹ để chuẩn bị lựa chọn nơi sinh.
Lần khám thai và siêu âm cuối cùng
Thai nhi ở khoảng 35 -36 tuần, mẹ bầu cần được siêu âm kiểm tra trọng lượng thai, nước ối,… Thông qua lần siêu âm cuối này, bác sĩ cũng sẽ dự báo cân nặng của bé lúc sinh.
Với những mẹ quá ngày dự sinh, bác sĩ có thể muốn theo dõi chặt chẽ em bé bằng cách theo dõi nhịp tim thai nhi, siêu âm để đánh giá mực nước ối. Những lý do khác để siêu âm trong những tháng cuối thai kỳ là những lo ngại về sức khoẻ của thai nhi. Nhất là với những mẹ trên 35 tuổi hoặc có những bất thường trong thai kỳ.
Trong suốt quá trình thai kỳ sẽ có nhiều vấn đề xảy ra có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của thai nhi. Vì thế mẹ cần phải ghi nhớ các mốc siêu âm thai để theo dõi kỹ sức khỏe của bé. Việc này giúp cha mẹ luôn an tâm và chủ động có biện pháp cần thiết. Chúc mẹ bầu có thai kỳ khỏe mạnh và cán đích thành công.