Trẻ sơ sinh thường bị sổ mũi do nhiều yếu tố tác động như thời tiết, không khí và chất gây dị ứng. Triệu chứng này thường không nghiêm trọng chỉ khiến bé khó chịu đặc biệt khi bé bú và ngủ. Vậy khi trẻ sơ sinh bị sổ mũi mẹ có thể làm những gì để giảm bớt sự khó chịu cho bé? Hãy tham khảo ngay những thông tin dưới đây mẹ nhé.
Tình trạng trẻ sơ sinh bị sổ mũi hay nghẹt mũi xảy ra do các mô trong mũi bị sưng hoặc mũi sản xuất quá nhiều dịch. Trong vài ngày đầu đời, mẹ sẽ thấy bé thở như thể bị sổ mũi, nghẹt mũi. Đó là do khi còn trong bụng mẹ, bé ở trong một môi trường đầy nước và hít thở nước ối để luyện tập cho cuộc sống sau khi ra đời. Bé có thể sẽ hắt hơi liên tục để đẩy hết lượng nước còn sót trong hệ thống hô hấp của mình.
Khi trẻ sơ sinh bị sổ mũi hay nghẹt mũi, bé sẽ thở bằng miệng, điều này sẽ khiến việc bú mẹ trở nên khó khăn hơn. Sổ mũi lâu ngày cũng có thể khiến bé bị ho, viêm tiểu phế quản, phế quản hoặc viêm phổi. Do đó, mẹ cần chú ý xử lý tình trạng này sớm bằng việc tìm hiểu nguyên nhân, tình trạng và xem cách điều trị tốt nhất.
Trẻ sơ sinh bị sổ mũi là do nguyên nhân nào?
1.1. Không khí khô
Trẻ mới sinh mọi thứ đều rất non nớt, niêm mạc mũi của bé cũng rất nhạy cảm. Chỉ cần tiếp xúc với không khí khô (thường xảy ra ở mùa đông) sẽ làm khô chất tiết mũi của bẽ gây ra nghẹt mũi.
Biểu hiện của trẻ sơ sinh bị sổ mũi do không khí khô như sau: Bé vẫn khỏe mạnh, ăn ngủ bình thường chỉ thu thoảng bé hay khịt khịt không bị sổ mũi.
Cách trị sổ mũi cho trẻ trong trường hợp này:
- Mẹ hãy dùng nước nhỏ mũi hoặc xịt mũi bằng nước muối sinh lý để làm ẩm mũi của bé và dịu triệu chứng.
- Trong phòng bé nằm nên dùng máy tạo độ ẩm không khí để cân bằng không gian tạo môi trường sống thoải mái cho trẻ.
1.2. Trẻ sơ sinh bị sổ mũi là do chất gây dị ứng
Chẳng những trẻ sơ sinh mà ngay cả người lớn khi tiếp xúc với các chất gây kích thích cũng sẽ làm tổn thương niêm mạc mũi. Điển hình như các chất khói, bụi, gió, khói hóa học, khói thuốc lá và sữa (có thể do bị ọc sữa chảy lên mũi bé)... Tất cả những chất kích ứng này đều làm trẻ sơ sinh bị sổ mũi, ngạt mũi.
Mẹ có thể nhận biết dấu hiệu trẻ bị sổ mũi do chất gây dị ứng như:
- Thở mạnh hơn
- Bé vẫn khỏe mạnh.
- Chảy nước mũi trong.
- Hắt hơi liên tục
Cách trị sổ mũi cho trẻ trong trường hợp này như sau: Mẹ chỉ cần xịt nước muối sinh lý được sử dụng để giúp làm sạch mũi bé và giải quyết sự kích thích.
1.3. Do cảm lạnh và cúm
Vào mùa lạnh hoặc khi thời tiết giao mùa, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường xuyên bị triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi ho húng hắng hoặc dai dẳng tấn công. Cảm lạnh và cúm có thể gây ra do các virus khác nhau, một số trong đó có thể lây truyền từ người sang người qua không khí, nhưng phần lớn lây truyền từ tiếp xúc tay-mũi.
Cảm lạnh thường phổ biến hơn bệnh cúm. Cảm lạnh gây các triệu chứng và biến chứng cũng ít nghiêm trọng hơn so cúm. Thỉnh thoảng, cảm lạnh có thể dẫn đến nhiễm khuẩn thứ phát như viêm tai giữa hoặc viêm xoang...
Các triệu chứng cúm làm suy nhược cơ thể hơn nhiều so với cảm lạnh và thường biểu hiện nhức đầu, sốt, đau cơ, nhức mỏi toàn thân, chán ăn và mệt mỏi. Nếu bệnh cúm được chẩn đoán sai là bệnh cảm lạnh, có thể bị bỏ sót những biến chứng của cúm như viêm phổi. Nếu bé của mẹ vẫn đùa giỡn, vẫn hoạt động bình thường, có thể bé bị cảm lạnh.
Dấu hiệu trẻ sổ mũi do cảm lạnh và cúm
- Bé có thể cảm giác bình thường hoặc mệt mỏi nhiều.
- Chảy nước mũi thường nước mũi trong.
- Sốt.
- Có thể kèm khàn giọng .
- Bé lớn hơn có thể phàn nàn đau đầu, đau khớp, đau cơ hoặc đau họng.
- Bé có thể gặp khó khăn khi bú (tùy thuộc vào mức độ nghẹt mũi hay đau họng).
- Triệu chứng thường cải thiện trong vòng 1-2 tuần.
Cách trị sổ mũi cho trẻ trong trường hợp này:
- Ở trường hợp này bé đã khá mệt mỏi vì các triệu chứng cảm lạnh, cảm cúm gây ra. Mẹ hãy cho bé đến gặp bác sĩ để chẩn đoán xem đó là cảm lạnh hay cảm cúm nếu không xác định đượ
- Bé có thể không cảm thấy thích ăn, nhưng hãy cố gắng khuyến khích cho bé dùng sữa hay cháo.
- Nâng cao đầu bé bằng gối có thể giúp bé bớt nghẹt mũi.
- Khuyến khích cả gia đình rữa tay thường xuyên để giảm nguy cơ lây lan bệnh sang các thành viên khác trong gia đình.
Mách mẹ cách trị sổ mũi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
- Nước muối / thuốc xịt mũi: Dung dịch muối natri clorua 0,9% được pha sẵn dưới dạng xịt và thuốc nhỏ mũi , có thể hữu ích để rửa mũi, có thể giúp giải tỏa tắc nghẽn do 'kích thích', cũng có thể được sử dụng để làm ẩm mũi bị kích thích bởi không khí khô. Tuy nhiên, ít có tác dụng làm giảm nghẹt mũi do các nguyên nhân khác.
- Dụng cụ hút mũi: có thể giúp loại bỏ một số chất nhầy. Nếu nước mũi nhiều và dính, mẹ nên làm lỏng chất nhầy bằng cách nhỏ 2 hoặc 3 giọt nước muối sinh lý vào mỗi lỗ mũi trước khi hút.
Mẹ có thể thực hiện việc nhỏ mũi và hút mũi ngày 4 lần cho đến khi các bé không còn dấu hiệu nghẹt mũi. Nếu tình trạng tiết nước mũi nhiều mẹ cũng có thể thực hiện cho bé nhiều lần trong ngày.
Những điều KHÔNG NÊN làm sau đây khi trẻ sơ sinh bị sổ mũi:
Bôi tinh dầu vào ngực bé: Không ít mẹ thường bôi dầu tràm, dầu camphor, menthol và hay dầu bạch đàn vào ngực bé, các mẹ nghĩ rằng điều này giúp mũi bé thông và làm “ấm ngực”. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã cho thấy việc làm này không có lợi ích nào được chứng minh trong việc làm giảm các triệu chứng nghẹt mũi hoặc sổ mũi hay giảm biến chứng viêm phổi. Các tinh dầu nay đôi khi gây kích ứng khi đặt trực tiếp lên da của bé.
Không ít mẹ thấy bé chảy mũi nhiều nghĩ lấy bông gòn chèn vào lỗ mũi của bé, để thấm, nhưng không nên làm vậy vì có thể làm thiệt hại nhiều hơn lợi, do cản trở sự lưu thông dịch tiết gây bít tắc có thể chảy vào họng hoặc gia tăng bội nhiễm…