Lần đầu làm mẹ chắc hẳn nhiều mẹ còn băn khoăn về việc cho bé ăn dặm. Trẻ mấy tháng ăn dặm được? Lên thực đơn ăn dặm cho bé như thế nào? Và cho bé ăn dặm vào giờ nào trong ngày là tốt nhất?
Tại đây Goodmama sẽ hướng dẫn giúp mẹ biết thời điểm nào có thể bắt đầu cho bé làm quen với thức ăn ngoài sữa mẹ và cách sắp xế cữ ăn khoa học cho bé trong ngày.
1.Trẻ mấy tháng ăn dặm được?
Rất nhiều mẹ đặt câu hỏi: trẻ mấy tháng ăn dặm được? Bởi thực tế nhiều người có những mốc thời gian bắt đầu cho trẻ ăn dặm rất khác nhau. Có mẹ cho bé ăn lúc 5 tháng tuổi, 5.5 tháng hay 6 tháng. Vậy đâu là thời điểm cho trẻ ăn dặm chính xác và phù hợp nhất?
Tổ chức ý tế thế giới WHO đã đưa ra khuyến nghị về độ tuổi cho trẻ bắt đầu ăn dặm là khoảng 6 tháng tuổi. Trong 6 tháng đầu tiên, sữa là nguồn dinh dưỡng đầy đủ và hoàn hảo cho bé và đến tận khi bé tròn 12 tháng thì sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính cho sự phát triển của bé.
Có một vài lý do để giải thích cho việc vì sao không nên cho trẻ ăn dặm thời điểm trước 6 tháng tuổi:
- Thứ 1: Hệ tiêu hoá của bé dưới 6 tháng còn non nớt nên chưa thể hấp thu được những thức ăn khó tiêu hoá hơn sữa mẹ hoặc sữa công thức, do đó bé hầu như sẽ không nhận được dinh dưỡng từ thức ăn.
- Thứ 2: Khi bé ăn dặm quá sớm, do hệ tiêu hoá chưa tiêu hoá được thức ăn sẽ khiến bé luôn trong cảm giác no, từ đó bé sẽ ăn ít sữa đi, thậm chí do lạ miệng bé sẽ ham ăn dặm mà bỏ sữa.
- Thứ 3: Trong 6 tháng đầu đời, hệ miễn dịch của bé còn chưa phát triển trọn vẹn nên nếu cho các bé ăn dặm quá sớm thì nguy cơ bị nhiễm khuẩn và dị ứng sẽ cao hơn khi cho các bé bú sữa hoàn toàn trong thời gian này.
Dù mẹ cho bé ăn dặm theo phương pháp nào thì hãy chờ đợi bé được ít nhất 5 tháng tuổi (đối với ăn dặm kiểu Nhật) để cơ thể bé hoàn toàn sẵn sàng cho việc tiêu hoá 1 loại thực phẩm khác ngoài sữa.
2. Dấu hiệu nhận biết trẻ mấy tháng ăn dặm được
Ngoài việc đặt câu hỏi trẻ mấy tháng ăn dặm được, mẹ có thể để ý các dấu hiệu trẻ đã sẵn sàng bước vào giai đoạn ăn dặm để chuẩn bị tinh thần cho hành trình sắp tới.
- Bé chảy nhiều dãi, nhú mầm răng.
- Trẻ thích thú với bữa ăn người lớn. Khi người lớn ăn cơm, nếu trẻ há miệng và không ngừng cử động tay chân, đó chính là một dấu hiệu trẻ muốn ăn.
- Trẻ nhanh đói: Trẻ đòi ăn mặc dù chưa đến cữ, lúc đó bạn nên bắt đầu cho trẻ ăn dặm.
- Trẻ có thể ngồi được nếu bạn đỡ trẻ. Nếu trẻ đã cứng cổ và ngồi vững được khi bạn đỡ, có nghĩa là trẻ đã cứng cấp và có thể bắt đầu cho trẻ ăn dặm.
- Phản xạ bú của trẻ giảm đi. Nếu cho thìa vào miệng mà trẻ ít dùng lưỡi để mút (giảm phản xạ bú) cũng là một dấu hiệu.
3. Nên cho bé ăn dặm vào giờ nào trong ngày?
Ngoài việc băn khoăn về trẻ mấy tháng ăn dặm được, khi bé bắt đầu hành trình này, mẹ còn quan tâm tới việc sắp xếp giờ ăn của trẻ hợp lý để bé hợp tác vui vẻ giữa cữ ăn dặm và cữ sữa. Ban đầu sẽ khá mất thời gian cho một bữa ăn của bé nên mẹ cũng cần sắp xếp để cả 2 mẹ con có thể cùng trải nghiệm. Mẹ nên theo dõi lịch sinh hoạt ăn ngủ và tâm trạng của bé để lựa chọn thời điểm phù hợp.
Theo các chuyên gia thời điểm ăn dặm tốt nhất và phù hợp nhất cho bé là giữa buổi sáng và buổi trưa. Khoảng thời gian đầu bé mới chỉ ăn 1 bữa ăn dặm thì nên cho bé ăn lúc 9-10h sáng. Lưu ý trước đó mẹ nên cho bé uống sữa cách khoảng 1-2 giờ. Đừng cho bé tập ăn dặm khi bé quá đói. Bởi khi đói bé sẽ chẳng quan tâm tới mùi vị của thực phẩm.
Khi bé đã bắt đầu ăn dặm ngày 2-3 bữa, mẹ lưu ý để các bữa ăn dặm cách xa nhau và nhớ cho bé ăn trước 19h tối. Thời điểm bé ăn 2-3 bữa thường là trước 1 tuổi. Sau 1 tuổi bữa ăn dặm có thể tăng lên 3-4 bữa kể cả bữa chính và bữa phụ hoa quả.
4. Cách sắp xếp bữa ăn khoa học cho bé
Mẹ nên tham khảo các loại thực phẩm, sữa bé có thể tiêu hóa trong khoảng thời gian bao lâu để sắp xếp các bữa ăn khoa học trong ngày. Theo đó:
- Sữa mẹ: 1-2 giờ
- Sữa công thức: 2-3 giờ
- Đồ ăn nhẹ: 3-4 giờ
- Đồ ăn thông thường: 4-5 giờ
- Đồ ăn có dầu mỡ: 5-6 giờ
Nhờ đó mẹ có thể thiết lập một lịch sinh hoạt ăn, ngủ cố định nề nếp và khoa học. Điều này giúp mẹ có thể chủ động được trong việc chăm con, rảnh rang sắp xếp công việc gia đình và bé thì vào nề nếp rất tốt cho sự phát triển toàn diện.
Sẽ không có lịch trình nào chuẩn cho tất cả các bé, vì thế mẹ nên quan sát con xem các thói quen của bé để lập nên một lịch sinh hoạt thật hoàn chỉnh và khoa học. Có thể lấy ví dụ về thời gian biểu mẫu của bé 8 tháng tuổi để mẹ tham khảo:
- 6h30: ăn sữa
- 9h: ăn sữa
- 11h30: ăn cháo
- 15h: bữa phụ
- 18h30: bữa chính (cháo/bún/mì)
- Trước khi ngủ 1h: ăn sữa
Ăn dặm sẽ là khoảng thời gian mới lạ và thử thách với mẹ và bé. Tuy nhiên chỉ cần mẹ cho bé ăn dặm đúng cách thì mọi thứ sẽ vô cùng đơn giản và vui vẻ. Chắc hẳn giờ mẹ đã được giải đáp đầy đủ những thắc mắc về trẻ mấy tháng ăn dặm được và giờ ăn dặm tốt nhất trong ngày phải không? Chúc mẹ và bé có hành trình ăn dặm thật vui, không nước mắt nhé.