Khi nào nên cho bé bắt đầu ăn dặm?

Khi nào nên cho bé bắt đầu ăn dặm?

Cách cho bé ăn dặm lần đầu tiên cũng như hành trình ăn dặm của con là một giai đoạn rất quan trọng đòi hỏi mẹ cần tuân thủ đúng để hình thành thói quen ăn uống của trẻ. Nhiều người lần đầu làm mẹ còn khá bỡ ngỡ với giai đoạn phát triển này của bé mà chưa có những phương pháp đúng.

Dưới đây là những cách cho bé ăn dặm khoa học và đúng đắn làm kim chỉ nam giúp mẹ tuân thủ để thực hiện khi cho bé ăn dặm.

Khi nào nên cho bé bắt đầu ăn dặm?

Nếu mẹ chưa biết cách cho bé ăn dặm lần đầu tiên vào thời điểm nào thì hãy xem ngay những dấu hiệu nhận biết dưới đây để xem bé đã sẵn sàng bước vào giai đoạn này chưa nhé.

  • Bé chảy nhiều dãi
  • Nhú mầm rang
  • Bé có thể tự ngồi vững hoặc ngồi vững khi được mẹ đỡ
    - Bé có vẻ có cử động nhai: Miệng nhai tóp tép, đưa lưỡi từ bên nọ sang bên kia.
  • Bé tỏ ra vẫn đói sau cữ bé mẹ: quấy khóc, ngủ không yên giấc, đòi bú đêm.
  • Bé tỏ ra tò mò, hào hứng khi thấy bố mẹ ngồi ăn, nhìn chằm chằm khi người lớn ăn.
  • Cân nặng của bé nặng gấp đôi lúc sinh và bé nặng ít nhất 5.9 kg.
  • Khi bé gặm đồ chơi, bé có vẻ như đang nhai chúng.

Tổ chức ý tế thế giới WHO đã đưa ra khuyến nghị về độ tuổi cho trẻ bắt đầu ăn dặm là khoảng 6 tháng tuổi. Trong 6 tháng đầu tiên, sữa là nguồn dinh dưỡng đầy đủ và hoàn hảo cho bé và đến tận khi bé tròn 12 tháng thì sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính cho sự phát triển của bé.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc mẹ không nên quyết định cho trẻ ăn dặm trước 6 tháng tuổi.

- Hệ tiêu hoá của bé dưới 6 tháng còn non nớt nên chưa thể hấp thu được những thức ăn khó tiêu hoá hơn sữa mẹ hoặc sữa công thức, do đó bé hầu như sẽ không nhận được dinh dưỡng từ thức ăn.

- Khi bé ăn dặm quá sớm, do hệ tiêu hoá chưa tiêu hoá được thức ăn sẽ khiến bé luôn trong cảm giác no, từ đó bé sẽ ăn ít sữa đi, thậm chí do lạ miệng bé sẽ ham ăn dặm mà bỏ sữa.

- Do đó trong 6 tháng đầu đời, hệ miễn dịch của bé còn chưa phát triển trọn vẹn nên nếu cho các bé ăn dặm quá sớm thì nguy cơ bị nhiễm khuẩn và dị ứng sẽ cao hơn khi cho các bé bú sữa hoàn toàn trong thời gian này.

Cách cho bé ăn dặm lần đầu tiên thành công

Bữa ăn đầu tiên rất quan trọng bởi là dấu mốc xác định bé bắt đầu tiếp nhận loại thực phẩm khác ngoài sữa mẹ. Bé có hào hứng với món ăn dặm hay không sẽ phụ thuộc lớn vào bữa ăn dặm và cách mẹ cho bé ăn dặm như thế nào. Lần đầu tiên ăn dặm bé sẽ có phản xạ lấy lưỡi mút thức ăn giống như uống sữa sau đó mới đẩy vào trong miệng và nuốt. Mẹ cần quan sát và chú ý các hành động này của trẻ để bé phản ứng tốt nếu bé bị nghẹn.

  • Một số cách cho bé ăn dặm lần đầu tiên mẹ cần thực hiện để trẻ hợp tác và ngày càng thành thục việc ăn:
  • Hãy để bé chạm và giữ thức ăn như ý muốn
  • Cho bé tự ăn bằng ngón tay khi thấy trẻ muốn và quan tâm đến đồ ăn.
  • Mẹ đừng nên ép bé ăn,nếu bé không hứng thú hãy chờ đén lần tiếp theo
  • Nếu mẹ cho trẻ ăn bằng thìa thì hãy đợi trẻ mở miệng trước khi dút cho bé.
  • Những thức ăn nóng cần được mẹ thử trước khi cho bé ăn.
  • Không được nêm muối đường vào đồ ăn của bé.
  • Trong khi trẻ ăn dặm cần tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ hoặc uống sưa công thức như bình thường vì đó vẫn là nguồn dinh dưỡng quan trọng trong suốt quá trình ăn dặm.

Nên cho bé ăn gì trong giai đoạn lần đầu tiên ăn dặm

Tùy thuộc vào việc mẹ xác định phương pháp ăn dặm nào sẽ quyết định việc bữa ăn dặm đầu tiên của bé là thức ăn gì. Ví như mẹ chọn phương pháp ăn dặm kiểu Nhật thì món cháo rây loãng theo tỉ lệ 1:10 là bữa ăn đầu tiên của trẻ. Còn ăn dặm kiểu truyền thống bé sẽ được là quen với bột gạo cùng rau củ hoặc bột ngọt. Ăn dặm theo phương pháp BWL là các loại rau củ quả nấu chin với mùi vị thơm ngon.

Mẹ lưu ý cách cho bé ăn dặm lần đầu tiên không nên cho trẻ ăn lúc quá đói vì trẻ sẽ ăn rất nhanh để thỏa cơn đó nhưng sau đó rất dễ chán đồ ăn. Mẹ cũng nên đảm bảo rằng không cho bé bú sữa mẹ hoặc uống sữa no vì trẻ sẽ không còn quan tâm đến đồ ăn nữa, hãy cho bé bú sữa ít hơn bình thường.

Cách cho bé ăn dặm với khung giờ khoa học

Khung giờ chuẩn nhất để mẹ cho bé ăn dặm là từ 9h-10 sáng. Mẹ nên cho bé ăn dặm từ khoảng 9-10 giờ sáng. Tuy nhiên giờ ăn này cũng có thể tùy thuộc vào giờ sinh hoạt của gia đình. Cần lưu ý tránh cho trẻ ăn vào lúc đang buồn ngủ vì trẻ sẽ không hứng thú với đồ ăn.

Trước khi cho bé ăn dặm mẹ cần phải vệ sinh tay chân cho bé thật sạch sẽ trước bữa ăn vì bé có thể cho tay vào miệng trong quá trình ăn. Đồng thời mẹ cũng nên vệ sinh sạch sẽ vị trí cho bé ăn dặm. Nếu bé đã biết ngồi, cần vệ sinh bàn ghế bé ngồi thật sạch.

Hy vọng những thông tin hữu ích về cách cho bé ăn dặm lần đầu tiên sẽ giúp các mẹ chăm sóc các bé trong thời gian ăn dặm hiệu quả hơn.

Quay lại blog

Để lại bình luận

Heading for Social Images