Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình là biểu hiện thường gặp nhưng cha mẹ đừng chủ quan mà hãy tìm hiểu nguyên nhân để tìm cách xử lý hiện tượng này. Bởi giấc ngủ của trẻ sơ sinh rất quan trọng đến sự phát triển của bé. Nếu tình trạng trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình diễn ra thường xuyên dễ dẫn đến bé bị chậm lớn, còi cọc và ảnh hưởng tới hệ thần kinh của trẻ.
Vậy vì sao trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình? Làm cách nào để giúp con chấm dứt được tình trạng này? Sau đây là những thông tin cha mẹ cần lưu ý để chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất.
1. Vì sao trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình?
Có nhiều nguyên nhân khiến em bé của bạn bị triệu chứng ngủ hay giật mình. Mẹ hãy kiểm tra xem bé sẽ thuộc nguyên nhân nào dưới đây:
- Phản xạ tự nhiên: Một số em bé sơ sinh ngủ hay giật mình không vì lý do nào khác ngoài việc bé chỉ phản xạ tự nhiên đơn thuần. Triệu chứng này không gây nguy hiểm gì chỉ là phản xạ sinh lý bình thường sẽ biến mất khoảng từ 3-6 tháng tuổi.
- Do thiếu canxi: Ngủ hay giật mình có thể do nguyên nhân cơ thể bé thiếu canxi. Nếu tình trạng này xảy ra lâu có thể bé bị còi xương, chậm mọc răng hoặc ra mồ hôi trộm. Mẹ hãy lưu ý để ý các biểu hiện của bé để phát hiện sớm.
- Do bé gặp ác mông: Đừng nghĩ trẻ sơ sinh không biết mơ, không gặp ác mộng nha mẹ. Nhiều bé khi ngủ hay giật mình cũng có thể do bé vừa mơ thấy ác mộng đó. Một số tác động từ bên ngoài như nóng bức khó chịu hoặc cơ thể mệt mỏi cũng gây nên hiện tượng này.
- Trẻ sơ sinh bị ốm:Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình đôi khi là biểu hiện của một số bệnh như viêm họng, viêm tai giữa, giun sán,…
- Hệ thần kinh có vấn đề bất thường: Bé sơ sinh từng bị tổn thương, chấn thương ở não, dây thần kinh, tủy sống cũng có thể ngủ hay giật mình. Trường hợp này khá nguy hiểm do vậy nếu thấy bé ngủ hay giật mình với tần suất nhiều, ngủ chập chờn hoặc khó ngủ trở lại, mẹ cần ưu tâm hơn.
2. Cách xử lý khi trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình
Với các bé có biểu hiện ngủ hay giật mình do phản xạ tự nhiên hoặc do môi trường có tiếng động mẹ không cần lo lắng, chỉ cần để bé yên tĩnh ngủ. Biểu hiện này sẽ chấm dứt hoàn toàn sau vài tháng nữa. Còn đối với các nguyên nhân khác gây ra tình trạng trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình, cha mẹ cần có các biện pháp xử lý nhanh chóng sau đây:
- Tắm nắng thường xuyên kết hợp với bổ sung đủ chất: Trường hợp nếu bé thiếu chất hoặc thiếu canxi gây nên giật mình khi ngủ, mẹ hãy bổ sung cho bé kết hợp với cho trẻ tắm nắng vào buổi sáng thường xuyên hơn. Tắm nắng giúp bé hấp thụ vitamin D tốt nhất nhanh chóng chuyển hóa thành lượng canxi cần thiết cho cơ thể.
Ngoài ra trong giai đoạn này bé đang bú mẹ hoàn toàn, mẹ hãy bổ sung thêm các thực phẩm giàu canxi hoặc uống thêm canxi để nguồn sữa dồi dào dinh dưỡng hơn. Nếu cần bổ sung trực tiếp canxi cho con bằng cách uống hãy nghe theo lời chỉ dẫn của bác sỹ.
Tạo mọi điều kiện để bé ngủ ngon hơn, phòng ngủ nên thông thoáng, không quá bí nhưng cũng đừng nên để bé lạnh. Khi bé ngủ vào ban đêm nên tạo môi trường thật yên tĩnh, vào ban ngày có thể để bé ngủ trong mỗi trường có tiếng ồn nhưng cũng cần phải hạn chế để không ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé.
- Hãy cho con bú thật no trước khi bắt đầu cữ ngủ của trẻ. Bé chỉ ngủ ngon khi không bị đói mà thôi. Ngoài ra khi bé ngủ mẹ cũng thường xuyên kiểm tra tã, bỉm của trẻ để chắc chắn rằng mẹ đang được ngủ trong tình trạng khô ráo, không ướt át vì bãi tè tràn.
- Không nên đu đưa bé để con dễ vào giấc ngủ hoặc ôm ấp khi con ngủ. Việc này dễ dẫn đến hình thành thói quen xấu khó bỏ, cha mẹ sẽ rất vất vả để chăm bé ngay cả khi ngủ đó.
- Việc giúp bé ngủ ngon không những đảm bảo tốt nhất cho sự phát triển của bé mà còn tạo điều kiện cho mẹ phục hồi sức khỏe sau sinh nữa. Vì vậy mà hãy theo dõi bé và tìm ra nguyên nhân nếu bé nhà bạn ngủ hay giật mình, khó ngủ, ngủ không sâu giấc kèm theo hay vặn mình, đỏ mặt và từ đó khắc phục tình trạng này nhé.
Trên đây là những lời khuyên giúp cha mẹ biết làm gì khi trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình. Mong rằng qua bài viết này cha mẹ sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm để chăm sóc trẻ tốt. Goodmama chúc cả nhà luôn vui!