Đồ chơi trẻ sơ sinh trên thị trường hiện này rất đa dạng và phong phú. Một phần bởi cha mẹ Việt đang dần chăm chút và đầu tư cho em của họ giúp bé kích thích khả năng phát triển các giác quan đồng thời mang lại cho trẻ tuổi thơ với nhiều kỷ niệm khó quên.
Vốn nổi tiếng với cách nuôi dạy con khoa học, khéo léo, coi trọng chất xám của trẻ, các bà mẹ Nhật Bản hôm nay sẽ tiết lộ cho chúng ta bí quyết lựa chọn đồ chơi phát triển trí thông minh cho trẻ sơ sinh để phát triển toàn diện cho con ngay từ những năm tháng đầu đời.
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trong 12 tháng đầu đời là giai đoạn trẻ tiếp thu được nhiều nhất và tự nhiên nhất. Trẻ học hỏi được mọi thứ xung quanh và đang diễn ra thông qua việc tay cầm nắm, mắt nhìn quan sát và tai lắng nghe âm thanh. Đồ chơi trẻ sơ sinh chính là công cụ rất hữu ích giúp các bé phát triển tốt nhất các giác quan và trí thông minh.
Đồ chơi lí tưởng cho các bé sơ sinh là đồ chơi có thể kích thích các giác quan của bé: thị giác, thính giác, khứu giác và xúc giác. Vì thế bố mẹ nên chọn cho bé những đồ chơi mang lại trải nghiệm về màu sắc, kết cấu, âm thanh và mùi để các giác quan của bé được phát triển và nhạy bén hơn.
Đồ chơi trẻ sơ sinh – Lựa đồ kích thích thị giác cho trẻ
Đối với các bé sơ sinh hệ thần kinh thị giác chưa hoàn toàn phát triển đầy đủ. Lúc này bé chưa phân biệt được các màu sắc khác nhau như xanh, đỏ, vàng, nâu, tím… Bé nhìn mọi thứ xung quanh còn mờ nhòa nhưng lại có xu hướng nhìn hướng vào các vật có nhiều màu sắc hoặc màu sắc bắt mắt.
Mẹ có thể hình thành cho bé cách tập chung bằng cách cho bé nhìn vào các hình kẻ caro có màu sắc đối lập như trắng – đen hoặc đen – đỏ. Mỗi ngày chỉ nên cho bé tập chung cao độ khoảng 3 phút và đều đặn hàng ngày như vậy.
Nhờ thói quen đó sau này bé sẽ hình thành được thói quen tập chung có ích rất nhiều trong việc học tập, nghiên cứu và làm việc. Ngoài ra không gian nội tâm của trẻ cũng trở nên đa dạng và phong phú hơn nữa.
2. Đồ chơi trẻ sơ sinh – Chọn đồ chơi phát triển vị giác
Trẻ em dưới 12 tháng tuổi có bộ phận lưỡi khá mỏng manh và dễ tổn thương. Mẹ có thể giúp con cảm nhận các vị chua cay mặn ngọt bằng cách làm sau đây: thấm một ít nước nguội trên chiếc khăn xô có các vị ngọt, mặn, chua rồi lần lượt cho bé nếm từng vị một. Điều này sẽ giúp bé có được cảm nhận đầu tiên về các vị, đồng thời phát triển tốt khả năng nếm sau này.
Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng chưa ăn dặm nên có thể mẹ chưa thực hiện được cách làm này. Nên mẹ lưu ý thực hiện cho bé từ 6 tháng tuổi trở lên nhé. Thêm nữa mẹ cũng có thể thực hành thông qua các bữa ăn dặm bằng việc cho bé nêm nếm nhiều loại thực phẩm khác nhau để theo dõi khẩu vị và thói quen ăn uống của trẻ. Từ đó mẹ sẽ biết chế biến các món ăn phù hợp và loại trẻ yêu thích.
3. Đồ chơi trẻ sơ sinh – Chọn đồ chơi phát triển thính giác tốt
Phải công nhận trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với âm thanh. Chỉ cần một tiếng động nhẹ cũng khiến bé tỉnh giấc hoặc chú ý. Chọn đồ chơi trẻ sơ sinh mẹ có thể lựa một số món đồ có âm thanh để giúp bé phát triển thính giác tốt nhất.
Đồ chơi có thể phát ra âm thanh cho bé lắng nghe hoặc chơi đùa như lục lạc, xúc xắc, đàn bấm, gấu bông hát,... tạo không gian thật vui vẻ đầy tiếng cười.
Ngoài ra một bản nhạc nhẹ nhàng âm lượng không quá to cũng khiến bé thích thú đó mẹ. Mẹ chỉ cho nghe mỗi lần khoảng 15 phút mà thôi. Bên cạnh đó, tăng cường tương tác giữa cha mẹ và bé qua việc hát bé nghe mấy bài ca thiếu nhi dễ thương, tiếng động gây chú ý để giúp bé biểu lộ cảm xúc và làm quen với tiếng nói thực của cha mẹ đẻ.
4. Đồ chơi trẻ sơ sinh – Chọn đồ chơi phát triển khứu giác tốt
Có thể mẹ chưa biết các mẹ Nhật còn chú trọng việc phát triển khứu giác cho trẻ sơ sinh. Họ cho bé ngửi hương thơm nhẹ nhàng từ các loại hoa hoặc mùi hương chiết xuất từ tinh dầu hoa tự nhiên. Qua nghiên cứu việc đó sẽ giúp bé phát triển toàn diện khứu giác.
5. Cách chọn đồ chơi phát triển xúc giác cho trẻ sơ sinh
Thật thú vị, chính hoạt động cho con bú tiếp xúc miệng và bầu ngực của mẹ là món đồ chơi thực hành hiệu quả nhất giúp bé rèn luyện xúc giác. Thông qua hành động này bé sẽ dần biết được cọ má vào ti mẹ hoặc mút ti lấy sữa, đôi khi là giật cằm, giật lợi để bú mẹ từ đó trở đi sẽ kinh nghiệm đầy mình trong việc bú mớm.
Thậm chí, mẹ còn có thể dùng ống hút, ngón tay, hoặc các món đồ chơi dẻo dai làm từ chất liệu không gây hại chạm vào các vị trí trên của bé để bé phân biệt được cảm giác liếm cắn những vật dụng này khác với ti như thế nào.