Chăm sóc trẻ sơ sinh cần phải có kỹ năng cũng như kiến thức khoa học chính xác. Khi trẻ mới chào đời còn non nớt nên ba mẹ cần học ngay cách chăm sóc trẻ sơ sinh mà Goodmama chia sẻ ngay sau đây nhé.
Với mong muốn đem những kiến thức bổ ích cũng như kinh nghiệm thực tiễn về cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ a ->z để giúp ba mẹ chuẩn bị tốt nhất cho cuộc sống của em bé, Goodmama sẽ đem đến bài viết này với những hướng dẫn tổng hợp và chi tiết nhất, ba mẹ cùng xem và học tập nhé.
- Da kề da ngay sau khi sinh
Đây là lời khuyên của Tổ chức Y tế thế giới WHO khuyến khích các bà mẹ thực hành tiếp xúc da kề da ngay sau khi bé yêu chào đời. Phương pháp này được khoa học chứng minh có rất nhiều lợi ích đối với cả mẹ sau sinh và em bé sơ sinh. Như giúp ổn định thân nhiệt, nhịp tim và nhịp thở của con yêu, trấn an, xoa dịu giúp bé giảm căng thẳng và ít quấy khóc, tạo điều kiện thuận lợi, kích thích hệ tiêu hóa của trẻ, tăng cường hệ miễn dịch và thời gian cho con bú. Da kề da còn mang đến sự gắn kết tình mẫu tử thiêng liêng.
Cụ thể là, trẻ sơ sinh cần được mẹ cho tiếp xúc da kề da với ngực hoặc bụng để trần của mẹ trong khoảng ít nhất 1 giờ sau khi con yêu chào đời. Đối với các mẹ không thể sinh thường được thì phương pháp da tiếp da sau sinh mổ nên được tiến hành ngày sau khi người mẹ tỉnh táo.
- Chăm sóc trẻ sơ sinh với việc tắm bé
Tắm cho bé sơ sinh 1 ngày tuổi khá khăn vì lúc này con còn non nớt lắm. Nhưng bé vẫn cần được tắm để thật sạch sẽ và thoải mái. Mẹ lúc này còn mệt có thể nhờ y tá hoặc bà giúp đỡ. Tắm cho trẻ sơ sinh sau 24h chỉ cần một chiếc khăn sữa nhúng nước ấm ấm và lau sạch lại cơ thể bé.
Những vùng cơ thể nên lau cho em bé sơ sinh bao gồm mặt, cổ, và tay bé. Ngoài ra, mẹ vệ sinh cả bộ phận sinh dục, vùng mông cho con yêu giống như một phần công việc sau khi thay tã cho bé yêu vậy. Nước tắm cho trẻ sơ sinh phải là nước ấm, mẹ cũng nên chú ý nhiệt độ phòng phải phù hợp, đủ ấm áp khi tắm cho con.
- Chăm sóc hệ hô hấp của trẻ sơ sinh
Nhiều em bé ngay sau khi sinh gặp vấn đề khò khè, khụt khịt tạo ra những tiếng động nhỏ trong hơi thở của con. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên mẹ nên yên tâm vì không có vấn đề gì nghiêm trọng đối với con yêu.
Mẹ hãy đừng lo lắng bởi có thể bé đã nuốt hoặc hít vào một lượng tương đối nước ối và chất nhầy, trong khi em bé sơ sinh lại không thể tự xì mũi nên chất nhầy trong mũi tạo nên tiếng động kỳ lạ khi con thở.
- Chăm sóc trẻ sơ sinh khi bé khóc
Khi bé mới sinh ra mới 1 ngày tuổi, có thể bạn lo lắng vì bé khóc. Trẻ sơ sinh khóc có thể do một số nguyên nhân nhất định hoặc chỉ đơn thuần là muốn thu hút sự chú ý của ba mẹ.
Mẹ có thể kiểm tra xem bé có tè, ị hay không, hoặc là bé đang đói, hoặc bé nóng, lạnh khiến bé cảm thấy khó chịu. Hoặc mẹ xem bé có bị kích động hoặc lạ lẫm điều gì đó không. Có khi quá đông người chơi, tíu tít với em bé cũng khiến bé khóc đó nha.
- Chăm trẻ sơ sinh: Cho bé ăn
Có thể trong những ngày đầu mẹ chưa về sữa nên bé không thể bú ti sữa mẹ được. Bạn cần chuẩn bị hộp sữa công thức để pha cho bé ăn ngay sau khi chào đời được vài tiếng. Thông thường, mẹ có thể nhận thấy nhu cầu bú của trẻ sơ sinh trong một vài ngày đầu đời là từ 8-15 lần.
Khi chưa có sữa mẹ cũng có thể thực hiện cho con ngậm ti, thử các tư thế khác nhau cho đến khi cảm thấy thoải mái nhất. Hãy cho con ăn theo nhu cầu của con, cũng không nên cố ép con ti mẹ.
- Chăm sóc giấc ngủ cho bé sơ sinh
Trẻ sơ sinh cần ngủ rất nhiều. Sau những nỗ lực đồng hành cùng người mẹ trong cuộc vượt cạn thành công, em bé của bạn đã rất mệt mỏi và cần được nghỉ ngơi. Do đó ba mẹ cần đảm bảo chế độ ăn ngủ của trẻ sơ sinh phù hợp, điều này không chỉ giúp con yêu được ăn no, ngủ đủ, mà còn là điều kiện tiền đề giúp thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của con nữa ba mẹ ạ.
Trong 24h đầu tiên, em bé của bạn có thể ngủ tới 18 giờ, nghe có vẻ bé yêu ngủ rất nhiều phải không nào ba mẹ. Tuy nhiên, bé yêu không hề ngủ liền một mạch đâu nhé. Vì lúc này, dạ dày của con chỉ nhỏ xíu như kích thước của một quả bi, đồng thời con tiêu hóa sữa mẹ một cách dễ dàng và nhanh chóng.
Thế nên con sẽ không ngủ quá 3 tiếng trước khi thức dậy để bú mẹ, nạp thêm năng lượng rồi lại ngủ tiếp đó. Mẹ cũng không nên lo lắng trẻ sơ sinh ngủ quá nhiều đâu nhé.