Bệnh tay chân miệng ở trẻ em – Những điều cha mẹ cần biết

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em – Những điều cha mẹ cần biết

Bệnh tay chân miệng là một nhiễm trùng do vi rút xảy ra ở trẻ nhỏ. Bệnh này có thể tự khỏi sau 7-10 ngày nhưng lại gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm. Bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ em mọi lứa tuổi, tập chung đặc biệt nhóm dưới 3 tuổi.

Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm và rất dễ lây lan qua đường tiêu hóa. Để hiểu rõ hơn về chứng bệnh này, cha mẹ cần tham khảo ngay những chia sẻ dưới đây của Goodmama. Nhờ đó chúng ta có cách nhận biết bệnh tay chân miệng và nắm rõ cách chăm sóc trẻ khi bị bệnh này.

Bệnh tay chân miệng là gì?

Bệnh tay chận mieegj là một bệnh truyền nhiễm do Enterovirus gây ra (Enterovirus có nhiều dạng khác nhau như Coxsackievirus, Echovirus,…). Bệnh tay chân miệng thường xảy ra ở trẻ em là do virus Coxsackievirus A16, đây là thể bệnh nhẹ, dễ lây lan và bệnh nhân sẽ phục hồi trong khoảng 7-10 ngày mà không cần điều trị chuyên sâu.

Bệnh lây truyền từ người sang người, bệnh lây chủ yếu theo đường tiêu hoá. Nguồn lây chính từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh dễ gây thành dịch do vi rút đường ruột gây ra.

Biểu hiện của bệnh tay chân miệng ở trẻ em theo từng giai đoạn

  • Giai đoạn ủ bệnh

Tính từ lúc bắt đầu tiếp xúc với mầm bệnh, trẻ thường có thời gian 3-7 ngày ủ bệnh. Lúc này triệu chứng chưa xuất hiện mà mới đang ấp ủ chuẩn bị sang thời kỳ khởi phát.

  • Giai đoạn khởi phát

Trẻ bắt đầu có các dấu hiệu như sốt nhẹ, mệt mỏi, như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày. Thời gian của giai đoạn này từ 1-2 ngày.

  • Giai đoạn toàn phát

Đây là giai đoạn có những biểu hiện rõ rệt nhất. Thời gian để bệnh tay chân miệng toàn phát có thể kéo dài 3-10 ngày với các triệu chứng điển hình của bệnh như sau:

  • Loét miệng: vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2-3 mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, gây đau miệng, bỏ ăn, bỏ bú, tăng tiết nước bọt.
  • Phát ban dạng phỏng nước: Ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông; tồn tại trong thời gian ngắn (dưới 7 ngày) sau đó có thể để lại vết thâm, rất hiếm khi loét hay bội nhiễm.
  • Sốt nhẹ.
  • Nôn.

Thời điểm này rất nguy hiểm dễ gây ra các biến chứng nếu không được chăm sóc cẩn thận. Vì thế cha mẹ cần cho bé thăm khám bác sỹ để đưa ra lời khuyên chính xác. Bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng mà bạn mô tả cũng như nhìn và đánh giá tình trạng vết loét hay nốt phát ban mụn nước để chẩn đoán trẻ mắc bệnh tay chân miệng hay không.

  • Giai đoạn lui bệnh: Thường từ 3-5 ngày sau, trẻ hồi phục hoàn toàn nếu không có biến chứng.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em có nguy hiểm không?

Bệnh tay chân miệng không nguy hiểm nhiều đến sức khỏe của trẻ. Nhưng nếu không cẩn thận sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ, biến chứng. Một số biến chứng dễ sảy ra đối với trẻ bị bệnh tay chân miệng điển hình như:

  • Biến chứng thần kinh: Viêm não, viêm thân não, viêm não tủy, viêm màng não.
  • Rung giật cơ, giật mình chới với: từng cơn ngắn 1-2 giây, chủ yếu ở tay và chân, dễ xuất hiện khi bắt đầu giấc ngủ hay khi cho trẻ nằm ngửa.
  • Ngủ gà, bứt rứt, chới với, đi loạng choạng, run chi, mắt nhìn ngược.
  • Rung giật nhãn cầu.
  • Yếu, liệt chi (liệt mềm cấp).
  • Liệt dây thần kinh sọ não.
  • Co giật, hôn mê là dấu hiệu nặng, thường đi kèm với suy hô hấp, tuần hoàn.
  • Tăng trương lực cơ (biểu hiện duỗi cứng mất não, gồng cứng mất vỏ)
  • Biến chứng tim mạch, hô hấp: Viêm cơ tim, phù phổi cấp, tăng huyết áp, suy tim, trụy mạch.

Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng đúng cách

Việc chăm sóc trẻ bệnh tay chân miệng đúng cách giúp tránh đi các biến chứng nguy hiểm về sau. Với việc trẻ chỉ bị tay chân miệng ở thể nhẹ, chỉ bị mụn nước hoặc loét miệng thì bố mẹ có thể theo dõi hoặc điều trị tại nhà. Còn nếu trẻ bị thể nặng cần được thăm khám của bác sỹ và điều trị kịp thời.

Cách chăm sóc trẻ bị tây chân miệng tại nhà được các chuyên gia hướng dẫn cụ thể như sau:

  • Nếu trẻ bị sốt hãy cho trẻ uống thuốc hạ sốt. Còn các loại thuốc khác tuyệt đối không được tự ý sử dụng nếu chưa có sự chỉ định của bác sỹ.
  • Trẻ bị sốt dễ mất nước, hãy bổ sung cho trẻ khi thấy bé bị sốt cao.
  • Vệ sinh miệng cho trẻ bị tay chân miệng bằng dung dịch sát khuẩn, súc miệng bằng nước muối loãng.
  • Cho trẻ ăn các loại thức ăn dễ tiêu hóa. Đặc biệt không cho trẻ ăn uống đồ cay nóng, có vị chua cay, ngậm vú nhựa, ăn thức ăn thô cứng.
  • Cách ly trẻ bị bênh tay chân miệng với các trẻ khác trong nhà.
  • Khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng, cần phải tắm rửa vệ sinh nhẹ nhàng cho bé hằng ngày bằng nước sạch để tránh bị tình trạng nhiễm khuẩn.
  • Các thương tổn ngoài da của trẻ do phát ban, bỏng nước có thể bôi các dung dịch sát khuẩn để tránh bội nhiễm.

Phòng tránh bệnh tay chân miệng cho trẻ

Hiện nay không có thuốc đặc hiệu điều trị bệnh tay chân miệng, vậy nên khi trẻ mắc bệnh tay chân miệng bạn cần làm 7 việc sau:

  • Người lớn khi chăm sóc trẻ nên mang khẩu trang y tế và rửa tay sạch sẽ sau khi tiếp xúc với trẻ bị bênh.
  • Mỗi ngày nên tắm rửa và vệ sinh thân thể cho trẻ bằng xà phòng và nước sạch.
  • Khuyến khích trẻ rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng theo hướng dẫn 6 bước rửa tay của Bộ Y tế
  • Quần áo, tã lót của trẻ nên được ngâm dung dịch sát khuẩn Cloramin B 2% hoặc luộc nước sôi trước khi giặt.
  • Vật dụng cá nhân của trẻ bị chân tay miệng như: đồ chơi, bình sữa, ly uống nước, chén ăn cơm, muỗng ăn… nên được luộc sôi và sử dụng riêng biệt cho từng trẻ.
  • Phòng nơi trẻ sinh hoạt cần thông thoáng, đủ dưỡng khí nhất là sàn nhà nên được lau chùi sạch sẽ thường xuyên bằng các dung dịch khử khuẩn nhằm tạo điều kiện sạch sẽ và an toàn cho trẻ khi sinh hoạt và chơi đùa.
  • Thực hiện tốt ăn chín, uống sôi, vật dụng ăn uống phải đảm bảo vệ sinh.
  • Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.
Quay lại blog

Để lại bình luận

Heading for Social Images

Follow Us