Tiền sản giật ở thai phụ: Dấu hiệu và cách điều trị bệnh như thế nào?

Tiền sản giật ở thai phụ: Dấu hiệu và cách điều trị bệnh như thế nào?

Tiền sản giật là một bệnh lý khá nguy hiểm liên quan đến thời kỳ thai nghén ở thai phụ. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng tới cả mẹ và thai nhi. Do vậy bất cứ chị em nào đang mang thai cũng nên tìm hiểu về bệnh lý tiền sản giật để trước hết là phòng tránh sau đó là phát hiện thông qua các dấu hiệu nhận biết và cách điều trị bệnh tốt nhất.

Tiền sản giật là gì?

Tiền sản giật hay còn gọi là tình trạng nhiễm độc thai nghén, đây là tình trạng rối loạn gây nguy hiểm với những phụ nữ mang thai xuất hiện từ tuần thứ 20 trở đi với những biểu hiện như phù, tăng huyết áp và protein niệu.

Tiền sản giật xảy ra trước khi lên cơn giật trong quá trình mang thai và sinh nở. Thông thường bệnh này có thể kéo dài vài giờ, vài ngày hoặc vài tháng tùy mức độ nặng, nhẹ của mỗi người gặp phải.

Tình trạng tiền sản giật ở thai phụ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây biến chứng nghiêm trọng cho cả thai phụ và thai nhi. Ở mức độ nặng người mẹ có thể gây phù não, xuất huyết não-màng não, phù võng mạc, xuất huyết vùng dưới bao gan, suy tim, suy thận, phù phổi cấp, rối loạn đông chảy máu trong lòng mạch, giảm tiểu cầu… Với thai nhi: làm thai nhi chậm phát triển, suy thai, tử vong chu sinh cao…

Tuy nhiên trong quá trình mang thai khi thăm khám và xét nghiệm chuyên sâu, bác sĩ thông báo mẹ bị tiền sản giật cũng đừng quá lo lắng và sợ hãi. Bởi mẹ và em bé vẫn sẽ an toàn và khỏe mạnh tới khi sinh ra nhờ sự chế độ ăn uống nghỉ ngơi hợp lý và sự can thiệp sớm của các bác sĩ.

Nguy cơ tin sn git do đâu?

Nguy cơ lớn hơn nếu mẹ bầu có tiền sử:

– Huyết áp cao trước khi mang thai

– Tiền sản giật hoặc huyết áp cao trong lần mang thai trước

– Bệnh tiểu đường hoặc bệnh thận

– Một rối loạn tự miễn dịch như viêm khớp dạng thấp, xơ cứng bì, orlupus

Nguy cơ gia tăng nếu mẹ bầu:

– Là trẻ vị thành niên hoặc lớn hơn 40 tuổi

– Bị béo phì trước khi mang thai

– Mang thai con đầu lòng

– Đang mang đa thai.

Tin sn git - Nhng du hiu cơ bn đ phát hin bnh

Dấu hiệu tiền sản giật là gì? Đây là câu hỏi nhận được sự quan tâm rất nhiều của các thai phụ. Dưới đây Goodmama sẽ chia sẻ ngay những triệu chứng cơ bản để mẹ phát hiện bệnh kịp thời.

- Dấu hiệu cơ bản dễ chẩn đoán nhất đó là thai phụ ở tuần thứ 20 huyết áp thường tăng đột ngột tối đa 140mmHG và tối thiểu>90mmHg.

- Các dấu hiệu bên ngoài nhận thấy có triệu chứng phù toàn thân, qua xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu có nồng độ đạm >0,3g/l.

Triệu chứng tiền sản giật nặng là gì? Khi người bệnh có những dấu hiệu như huyết áp tăng tối thiểu trên 110mmHg, đạm niệu trên 3g/l, thiểu niệu dưới 100ml/4 giờ kèm theo những biểu hiện như mờ mắt, nhức đầu, phù phổi cấp, đau vùng thượng vị hay suy tim. Qua thăm khám và siêu âm bác sĩ thấy thai nhi phát triển chậm hơn và xét nghiệm chức năng gan giảm kèm theo những dấu hiệu như tiểu cầu giảm, men gan tăng cao và creatinin trong máu tăng cao.

Nếu phát hiện các cơn co giật trong quá trình mang thai hoặc thời điểm sắp sinh đi kèm cùng các biểu hiện bên trên hãy nhập viện ngay để có biện pháp ứng phó kịp thời.

Cách điều trị chứng tiền sản giật và sản giật

Tùy từng trường hợp với mức độ nặng nhẹ thông qua siêu âm và xét nghiệm chuyên sâu, các bác sĩ sẽ có biện pháp điều trị chứng tiền sản giật phù hợp và tốt nhất cho cả mẹ và con.

- Trường hợp mẹ bị sản giật nhẹ: Mẹ sẽ tự theo dõi và đi tái khám 1 tuần/lần. Tại bệnh viện, các bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm huyết đồ, chức năng gan thận, xét nghiệm đông máu toàn bộ, nhóm máu và đồng thời phân tích nước tiểu….từ đó đưa ra lời khuyên cho mẹ về chế độ ăn uống, nghỉ ngơi phù hợp.

Khi biết mình mắc bệnh lý này, các mẹ nên ghi nhớ đo huyết áp ngày 2 lần và ghi nhớ những thông số, theo dõi cân nặng, thai máy và nên nghỉ ngơi hoàn toàn.

- Với trường hợp sản phụ bị nặng sẽ có dấu hiệu tăng cân nhanh, hoa mắt, nhìn mờ, nhức đầu, đau vùng thượng vị và có thai máy yếu, tiểu ít nước tiểu có màu đậm, huyết áp tăng cao...Người bệnh nên đi tái khám ngay nếu gặp phải những triệu chứng trên. Nếu thai kỳ ở những tuần gần cuối, các bác sĩ có thể chủ động chấm dứt thai kỳ để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và con.

Thai ph nên phòng ngừa tiền sản giật như thế nào?

Thực tế hiện nay không rõ nguyên nhân chính xác gây nên tiền sản giật nên các biện pháp phòng ngừa này đều ở thế thụ động. Các mẹ nên lưu ý những điểm sau để phòng tiền sản giật tốt nhất.

- Đo huyết áp thường xuyên và tái khám đúng định kỳ để phòng ngừa bệnh.

- Thông báo đầy đủ và chính xác cho các bác sĩ về tình trạng, tiền sử của bản thân để có lời khuyên tốt nhất.

-Cần nâng cao chất lượng cuộc sống đồng thời có chế độ dinh dưỡng đầy đủ trong quá trình mang thai.

- Cần phải phát hiện sớm những thay đổi về tình trạng huyết áp bất thường kèm theo sự xuất hiện đạm trong nước tiểu để có kế hoạch phát hiện và điều trị bệnh lý ngay từ đầu.

Quay lại blog

Để lại bình luận

Heading for Social Images

Follow Us