Sinh mổ lần hai – Những điều mẹ bầu nhất định phải biết

Sinh mổ lần hai – Những điều mẹ bầu nhất định phải biết

Sinh mổ lần hai hay sinh mổ lần một đều sẽ phải trải qua cơn đau “thấu da thấu thịt” để sinh bé. Chắc hẳn những ai đã từng trải qua kỳ sinh mổ mới hiểu được cảm giác này. Nhưng sinh mổ lần 2 có khác gì so với lần đầu hay không? Liệu có đau hơn không? Và sinh mổ lần này cần chuẩn bị những gì để đảm bảo an toàn trong thai kỳ và quá trình vượt cạn.

Khoảng cách giữa sinh mổ lần 2 và sinh mổ lần 1

    Theo lời khuyên của các bác sỹ chuyên khoa, sau khi lần đầu sinh mổ mẹ nên để cách 2 năm trở lên mới sinh lần hai. Với khoảng thời gian này, cơ thể mẹ mới phục hồi và đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con.

    Nếu mẹ mang thai lần 2 gần với thời gian sinh mổ lần đầu, mẹ bầu cần lưu ý những điều sau đây:

    - Không nên để tăng cân quá nhiều trong thai kỳ

    - Thăm khám và siêu âm thai thường xuyên để nhận ra các chỉ số thông báo. Các mốc siêu âm thai định kỳ nên đặc biệt quan tâm.

    - Nếu thấy bất cứ dấu hiệu bất thường nào về thai nhi hay sức khỏe của mẹ cần thận trọng. Lúc này mẹ cần được tư vấn và thăm khám của bác sỹ chuyên khoa.

    Thời gian tối thiểu để mẹ bầu sẵn sàng sinh mổ lần 2 là 2 năm kể từ lần sinh mổ đầu tiên

    Có thể sinh thường sau lần sinh mổ đầu tiên không?

      Nhiều người lầm tưởng nếu sinh mổ lần đầu ắt phải đẻ mổ lần 2. Hoàn toàn có việc mẹ vẫn có thể sinh thường được nếu trước đó đã từng sinh mổ. Việc sinh bằng phương pháp tự nhiên được đánh giá dựa trên nhiều yếu tố trong đó có sức khỏe của mẹ, tình hình của thai nhi như cân nặng, ngôi thai, nước ối… Dựa vào kết quả nhận định, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn nên sinh thường hay sinh mổ qua những lần khám thai định kỳ.

      Trong quá trình sinh nở, vết khâu tử cung có thể bục rách do không chịu được sự co thắt mạnh, dẫn tới nguy hiểm cho cả mẹ và con. Nhưng xét về mặt lý thuyết, chỉ cần tử cung khôi phục tốt, cân nặng của thai nhi khống chế hợp lý, lần mang thai sau không có chống chỉ định sinh ngã âm đạo, thai phụ vẫn có thể sinh thường. Trên thực tế, để bảo đảm an toàn, người chọn sinh mổ con thứ 2 tương đối nhiều.

      Nên sinh mổ lần 2 ở tuần bao nhiêu?

        Để xác định được thời điểm đẻ mổ lần hai, mẹ bầu cần được bác sỹ thăm khám và tư vấn. Bác sỹ cần kiểm tra độ dày mỏng của thành tử cung, vết mổ cũ, sức khỏe hiện tại của mẹ và thai nhi mới đưa ra lời khuyên cho mẹ. Lúc này cha mẹ sẽ quyết định thời điểm lý tưởng nhất để chủ động đẻ mổ chào đón em bé ra đời.

        Thực tế, những mẹ có sức khỏe tốt, không phát hiện bất thường trong suốt thai kỳ mẹ có thể đợi khi thai nhi trong bụng được 39 tuần tuổi. Ngược lại nếu mẹ sức khỏe yếu, tiền sử thai lưu… có thể mổ đẻ sớm hơn. Tóm lại mẹ không nhất thiết phải chờ dấu hiệu chuyển dạ mà nên thực hiện theo chỉ định từ bác sĩ.

        Sinh mổ lần 2 cần chuẩn bị những gì?

          Trong lần sinh mổ này, mẹ cần chuẩn bị kỹ lưỡng hơn ở nhiều vấn đề để đảm bảo sinh con thuận lợi. Một vài những điều mẹ cần lưu ý dưới đây:

          - Khám thai định kỳ: Đây là điều cần thiết dù mẹ mang thai lần 1 hay lần 2. Nhưng nếu sinh mổ lần 2 mẹ hãy sát sao hơn. Vì trong những lần khám này, bác sĩ không chỉ theo dõi sức khỏe của mẹ, thai nhi mà còn kiểm tra vết mổ cũ của mẹ.

          - Chia sẻ cụ thể với bác sỹ: Những vấn đề mẹ đã từng gặp phải ở lần sinh đầu tiên. Hoặc nói rõ thời gian mổ đẻ cách đây bao lâu, có biến chứng gì không, cơ địa có gì bất thường không? Nói chung tất cả những vấn đề mà mẹ đã từng gặp, những vấn đề ở lần sinh đầu tiên. Nhờ những chia sẻ đó, bác sỹ sẽ có những thăm khám và kiểm tra chính xác.

          - Lưu ý trước khi lên bàn mổ: Dù đã có kinh nghiệm mổ đẻ ở lần 1 nhưng mẹ cũng không nên chủ quan. Trước khi lên bàn phẫu thuật mẹ cần tuân thủ:

          • Không nên ăn uống trước khi lên bàn mổ 12 tiếng để ca mổ đẻ diễn ra thuận lợi, an toàn nhất.
          • Mẹ nên tắm rửa sạch sẽ trước khi sinh.

          Và để sinh mổ lần 2 trở nên nhẹ nhàng hơn các mẹ hãy giữ tinh thần thoải mái và chuẩn bị tâm lý thật vững vàng nhé. Có một điều chắc chắn rằng, trải qua nhiều lần sinh nở, sức khỏe và sức chịu đựng của phụ nữ giảm đi rõ rệt. Do đó, mẹ bầu cần được chăm sóc và theo dõi đặc biệt, để bảo vệ an toàn cho cả mẹ lẫn con.

          Quay lại Blog

          Để lại một bình luận

          Heading for Social Images

          Follow Us