Trẻ sơ sinh khó ngủ - Lý giải nguyên nhân và mách mẹ giúp bé ngủ ngoan

Trẻ sơ sinh khó ngủ - Lý giải nguyên nhân và mách mẹ giúp bé ngủ ngoan

Trẻ sơ sinh khó ngủ thường xuyên trong thời gian dài gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của em bé và khiến mẹ lo lắng, mệt mỏi dễ trầm cảm sau sinh. Vậy vì sao có hiện tượng này, điều đó có đáng lo lắng và mẹ phải làm gì khi trẻ sơ sinh khó ngủ thường xuyên? Hãy cùng chúng tôi, các chuyên gia của Goodmama tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này nhé.

1. Cơ cấu giấc ngủ của trẻ sơ sinh có gì đặc biệt?

Trước hết để hiểu rõ hơn về hiện tượng này phụ huynh cần biết cơ cấu giấc ngủ của em bé sơ sinh có gì đặc biệt.

Thông thường trẻ từ khi mới sinh đến 1 tháng tuổi ngủ rất nhiều gần như ngủ suốt ngày đêm. Bé sẽ ngủ khoảng 8 -9 giờ vào ban ngày và khoảng 8 giờ vào ban đêm, ngủ tối đa từ 18 -20 tiếng trong một ngày. Bé chỉ thức dậy sau vài giờ ngủ để đòi bú do thể tích dạ dày của trẻ sơ sinh nhỏ nên mau đói.

Bé sẽ tự động tỉnh giấc và dậy đòi ăn nhưng nếu thấy bé ngủ quá 3 giờ vào ban ngày mà không dậy bú, mẹ có thể chủ động lay bé dậy và tiếp tục nạp năng lượng cho con.

Do không phân biệt được ngày và đêm nên nhiều bé thích ngủ vào ban ngày và thức giấc vào ban đêm là điều hết sức bình thường mẹ không cần quá lo lắng.

Các trường hợp đặc biệt như non tháng, nhẹ cân, trào ngược dạ dày thực quản… Có thể phải cho bú thường xuyên hơn. Khoảng 2 đến 2 giờ rưỡi một lần để đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho trẻ.

2. Vì sao tr sơ sinh khó ng và gt ng?

Phải công nhận một điều tâm lý trẻ sơ sinh rất khó nắm bắt đặc biệt là những bà mẹ lần đầu sinh con và chăm con nhỏ gặp nhiều khó khăn trong việc hiểu con đang muốn gì, nhu cầu ra sao. Vấn đề trẻ sơ sinh khó ngủ, gắt ngủ thường xuyên và hay khóc khiến mẹ thực sự lo lắng.

Nhiều trường hợp trẻ khóc lớn dỗ không nín, vào cữ ngủ nhưng ru mãi không chịu ngủ. Lý giải hiện tượng này các chuyên gia cho rằng trẻ sơ sinh thường có giấc ngủ ngắn và không sâu. Trẻ bú sữa mẹ thì giấc ngủ ngắn hơn bé uống sữa công thức. Bởi sữa mẹ dễ tiêu hóa hơn nên bé rất nhanh đói, bé thức dậy khi bé cảm thấy đói và có nhu cầu bú.

Thực tế, tới 50% trẻ sẽ gắt ngủ, khó ngủ hơn trước khi ngủ. Đây là hiện tượng hết sức bình thường và các bà mẹ không cần lo lắng.

Ngoài việc trẻ sơ sinh khó ngủ nhiều bé còn hay quấy khóc trước khi ngủ nữa. Điều này cũng khá bình thường, do hệ thần kinh của trẻ sơ sinh chưa ổn định khiến trẻ dễ giật mình và khóc. Đó là lí do nhiều mẹ thường phải quấn chặt khăn hoặc chèn thêm mền quanh người trẻ để trẻ ít giật mình khi ngủ.

Ngoài ra khóc cũng là cách duy nhất trẻ sơ sinh biểu hiện nhu cầu đói, khát... vì vậy, dù nhiều mẹ lo lắng vì con hay khóc nhưng thực ra khóc không gây tổn hại gì cho con cả.

3. Khi nào nên lo lng v hin tưng tr sơ sinh khó ng?

Theo các phân tích ở trên việc trẻ sơ sinh khó ngủ gắt ngủ là hiện tượng bình thường, mặc dù vậy điều này không có nghĩa là nó không đáng quan tâm. Bình thường trẻ sơ sinh khó ngủ, gắt ngủ chỉ diễn ra trong 3 tháng đầu đời hoặc một số bé chỉ một vài ngày nhiều là nửa tháng đầu.

Dù trẻ chỉ có những giấc ngủ ngắn trong ngày nhưng tổng thời gian ngủ của bé ba mẹ nên chú ý để đảm bảo bé vẫn ngủ khoảng 17-18 tiếng. Bé càng ngủ ngoan ăn ngoan thì sự phát triển càng tốt.

Trường hợp trẻ sơ sinh khó ngủ kéo dài sau 3 tháng, trẻ thường lăn lộn gắt ngủ và không ngủ được, thức đêm nhiều, tổng thời gian ngủ không đạt số giờ quy định cha mẹ hãy theo dõi thêm để phát hiện các dấu hiệu đi kèm. Nếu thấy bé biếng ăn hơn, ít bú, mệt mỏi, sắc da xanh xao và đi ngoài thì cần cho trẻ đến các sở y tế để khám ngay. Các bác sĩ sẽ có những bước xét nghiệm, chần đoán để tìm ra nguyên nhân.

4. Tr sơ sinh khó ng m nên làm gì?

- Trước hết mẹ cần thiết lập một thời khóa biểu thật khoa học cho bé, đưa ra khung giờ tắm, giờ bú, giờ ngủ cố định để tạo thói quen đến giờ là thực hiện các thói quen sinh hoạt đó. Buổi tối, trước khi đi ngủ bạn nên lau người bé bằng nước ấm, massage cho bé rồi cho bé nghe nhạc êm dịu hoặc hát ru cho bé.

- Bạn nên cho bé ngủ sớm trước 8 giờ tối, tốt nhất là khoảng 7 giờ tối. Ngay khi trẻ có dấu hiệu buồn ngủ, hãy cho trẻ đi ngủ ngay để tránh con cáu gắt trước khi ngủ. Mẹ hãy để ý một vài dấu hiệu buồn ngủ như ngáp, dụi mắt, đạp chân tay...

- Hãy đảm bảo rằng trẻ đã no bụng trước khi đi ngủ. Hoặc nếu mẹ thấy trẻ có dấu hiệu buồn ngủ hãy cho con bú để con dễ chìm vào giấc ngủ hơn.

- Mẹ chăm sóc trẻ sơ sinh mẹ nên thường xuyên kiểm tra tã bm của trẻ xem có bị ướt hay không, quần áo có chật gây khó chịu cho bé hay không.

- Để nhiệt độ phòng ở ngưỡng 24 - 26 độ bởi đây là nhiệt độ phòng lý tưởng dành cho trẻ sơ sinh do thân nhiệt trẻ chưa thể tự điều chỉnh được và rất dễ bị nóng nực, khó chịu.

- Nếu trẻ vẫn quấy khóc, khó ngủ dù đã no bụng, ấm áp, sạch sẽ thì mẹ nên kiểm tra xem trẻ có bị bệnh không.

Giấc ngủ của bé không chỉ quan trọng đối với sự phát triển của bản thân bé mà còn quan trọng với mẹ. Nếu trẻ sơ sinh khó ngủ thì mẹ cũng sẽ thiếu ngủ và không đủ sức khỏe cũng như tinh thần để chăm sóc bé tốt được. Hãy chú ý chăm sóc bé thật tốt theo các hướng dẫn kể trên để cả con và mẹ đều được ngủ ngon nhé. 

Quay lại blog

Để lại bình luận

Heading for Social Images

Follow Us