Nguyên tắc mẹ cần nhớ để trẻ ăn dặm đúng cách

Nguyên tắc mẹ cần nhớ để trẻ ăn dặm đúng cách

Để bé có một hành trình ăn dặm đúng cách và vui vẻ, mẹ cần ghi nhớ những nguyên tắc được chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ dưới đây. Khoảng thời gian này bé có những bước chuyển rất quan trọng trong sự phát triển, vì vậy mẹ hãy dành thêm thời gian để vừa tìm hiểu kiến thức ăn dặm đúng cách vừa cùng con bắt đầu thực hiện nhé.

Nguyên tắc 1: Lựa chọn đúng thời điểm để bắt đầu cho bé ăn dặm

Nên cho bé bắt đầu ăn dặm khi nào? Những dấu hiệu nhận biết trẻ đã sẵn sàng ăn dặm? Đó là những câu hỏi được các mẹ thường xuyên thắc mắc và hỏi chuyên gia. Thực tế mỗi em bé sinh ra đều có sức khỏe, thể chất và sự phát triển khác nhau. Do đó sẽ chẳng có cột mốc nào chính xác để áp dụng cho tất cả các bé.

Đối với trẻ thông thường giai đoạn ăn dặm sẽ chính thức bắt đầu từ 5 – 6 tháng. Ăn dặm sớm qua cũng không tốt mà ăn dặm muộn quá hoàn toàn không nên. Nếu mẹ nhận thấy bé có những biểu hiện sau đây có thể bắt đầu cho trẻ ăn dặm.

Chẳng có em bé nào sinh ra đã có thể chạy nhảy được cũng giống như bộ phận tiêu hóa của trẻ cần hoàn thiện. Bé từ 5 – 6 tháng cần được cho làm quen dần dần với việc ăn dặm, làm quen với thực phẩm khác ngoài sữa mẹ.

Nguyên tắc 2: Ăn ít giai đoạn đầu và tăng dần khẩu phần về sau

Tâm lý các mẹ đều muốn trẻ hào hứng ăn dặm, ăn ngon miệng và ăn số lượng nhiều để nhanh chóng tăng cân. Tuy nhiên mẹ nên hiểu ở giai đoạn mới bắt đầu ăn dặm, sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn là nguồn dinh dưỡng chính và chủ yếu. Thức ăn dặm chỉ giúp bé hình thành thói quen ăn uống, tập các phản xạ nhai nuốt và làm quen với các mùi vị của thực phẩm.

Ăn dặm đúng cách và khoa học chính là cách mẹ giúp bé vui vẻ với bữa ăn, ăn từ ít đến nhiều, từ ngọt đến mặn và biết thứ tự các loại thực phẩm được giới thiệu cho bé từng tháng tuổi. Hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt không thể hoạt động quá nhiều và quá sức dễ dẫn đến nhưng bệnh lý về dạ dày sau này.

Trẻ bắt đầu ăn dặm mẹ có thể cho bé ăn 1 – 2 thìa bột pha loãng, rồi từ từ tăng dần khẩu phần lên ¼ chén, 1/3 chén...

Đặc biệt nếu bé không chịu ăn hoặc ăn khó khăn, mẹ có thể cho bé bú 1 ít sữa sau đó lại tiếp tục cho ăn. Kiên nhẫn lên mẹ nhé! Bé nhà mình sẽ lớn nhanh thôi

Việc cho ăn như vậy sẽ giúp bé vừa có thể làm quen với thức ăn mới cũng như là không quá no để từ chối bú sữa mẹ.

Nguyên tắc 3: Cho bé ăn dặm đúng cách với bột loãng rồi mới đến bột đặc

Nên cho trẻ ăn bột loãng từ 2 - 3 ngày sau đó tăng dần độ đặc lên. Tăng độ thô dần dần, từ bột đến cháo rây, cháo nguyên hạt, cơm nát... để trẻ có thể nhanh chóng ăn được các loại thức ăn như người lớn.

Cho trẻ ăn các loại thức ăn mềm, dễ nhai và dễ nuốt vì lúc này trẻ chưa mọc răng hoặc mọc rất ít răng.

Nguyên tắc 4: Cho bé ăn từ vị ngọt chuyển dần sang vị mặn

6 tháng từ khi bé trào đời, bé chỉ quen với sữa mẹ. Việc cho bé ăn những thức ăn mặn ngay sẽ làm cho bé không tiêu hóa được hết. Bé chỉ thích mùi sữa của mẹ và từ chối những thức ăn khác.

Vì thế trong giai đoạn này mẹ nên chọn những loại bột có vị ngọt hoặc vị sữa để bé thích nghi, rồi từ từ cho bé ăn các món bột mặn như: thịt, trứng, cá...

Nguyên tắc 5: Chén cháo giàu dinh dưỡng với 4 nhóm thực phẩm

 Hãy làm cho bữa ăn của bé phong phú và đa dạng với những thực phẩm thuộc 4 nhóm chính dưới đây để cung cấp đầy đủ vitamin cũng như các chất cần thiết cho bé như: sắt, vitamin A, B, E, protein...

- Đường, tinh bột: gạo, lúa mì, yến mạch,...

- Đạm: thịt heo, thịt bò, cá đồng, tôm, cua,...

- Sơ (rau, củ, quả): cà rốt, bí đỏ, bí xanh, rau bồ ngót, cải bó xôi,...

- Béo: 1 thìa dầu ăn nhỏ cho mỗi chén cháo của bé

Khi trẻ bắt đầu ăn dặm mẹ nên tập cho bé ăn những thức ăn lành tính như: rau củ, cá đồng trước để bé quen và xem có phản ứng gì không. Nếu bé tiếp thu tốt thì bé rất khỏe mạnh và đã sẵn sàng để ăn thêm những món ngon khác của mẹ. Tuy nhiên quá trình ăn mỗi món cần 4 đến 5 ngày và cho ăn từ từ.

Nguyên tắc 6: Cho bé ăn dặm đúng cách là không ép bé ăn, hãy để bé vui

Nhiều bé trong giai đoạn đầu sẽ từ chối, lắc đầu và mỉm môi trước những thìa bột của mẹ. Dù là bất cứ lý do gì mẹ cũng không được ép bé ăn. Việc ép bé ăn có thể gây tác dụng ngược như bé nôn ọe, cáu gắt... Việc ép ăn sẽ hình thành trong đầu trẻ ác cảm cho bé, khiến bé cảm thấy sợ hãi và không hứng thú khi ăn sau này.

Thay vào đó mẹ hãy dạy cho con mỗi bữa ăn là một niềm vui. Hãy biến những bữa ăn của bé trở nên nhiều màu sắc và vui tươi như: mẹ có thể sử dụng những chén cháo có màu sắc hình dáng bắt mắt.

Như vậy là các mẹ đã biết cách cho trẻ ăn dặm đúng cách và những nguyên tắc cần nhớ rồi? Nhưng chúng ta nên chuẩn bị những gì trong lần đầu tiên ăn dặm của bé. Các mẹ cùng tham khảo những chia sẻ của Goodmama trong bài viết sau nhé. 

Quay lại blog

Để lại bình luận

Heading for Social Images

Follow Us