101 cách kết hợp thực phẩm trong thực đơn ăn dặm của trẻ

101 cách kết hợp thực phẩm trong thực đơn ăn dặm của trẻ

Khi lên thực đơn ăn dặm cho trẻ theo phương pháp ăn dặm truyền thống mẹ có thể kết hợp các loại thực phẩm khác nhau để mang đến những món ăn thơm ngon, dinh dưỡng toàn diện và kích thích khẩu vị của bé. Để đảm bảo sự kết hợp đó thực sự mang đến món ăn dinh dưỡng và an toàn mẹ nên biết thực phẩm nào có thể nấu cùng nhau.

Như mẹ vẫn biết trong mỗi món ăn của bé cần đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất cần thiết là chất đường bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Sự kết hợp các loại thực phẩm khác nhau sẽ giúp chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng cho bé phát triển cả thể chất và trí tuệ. Kết hợp các loại thực phẩm khi chế biến đồ ăn dặm rất quan trọng vì sẽ giúp thực đơn đầy đủ chất dinh dưỡng. Nếu chưa rõ vấn đề này thì hãy nghía ngay những chia sẻ dưới đây của các chuyên gia dinh dưỡng dành cho trẻ em nhé.

  1. Các loại thực phẩm nên kết hợp trong thực đơn ăn dặm cho trẻ

Thực phẩm vốn rất đa dạng và phong phú, trong nấu ăn chúng ta vẫn luôn kết hợp các loại rau củ, thịt với nhau để tạo nên món ăn thơm ngon. Trong thực đơn ăn dặm của trẻ cũng vậy, khi chế biến món ăn mẹ cũng ghép cặp các loại thực phẩm với nhau.

Các loại thịt thường được sử dụng tại Việt Nam cho món ăn gia đình và cho bé ăn dặm như: lợn, bò, gà, lươn, cá, tôm, cua, ếch, chim… Rau củ theo mùa rất đa dạng như: cà rốt, bí đỏ, đậu Hà Lan, súp lơ, cải bó xôi, khoai tây, khoai lang, rau dền, khoai môn, rau ngót, cải thảo, cải thìa, mồng tơi…

Mẹ có thể xem cách kết hợp các loại thực phẩm như sau để nấu món cháo thơm ngon, dinh dưỡng, mùi vị hấp dẫn cho bé ăn dặm:

- Thịt lợn: Mẹ nên nấu cùng rau mồng tơi, cà rốt, bí đỏ, bắp cải, đậu Hà Lan, khoai lang, cải (ngọt, bó xôi), súp lơ, rau ngót, rau dền, cove, cải thìa trong thực đơn ăn dặm cho bé.

- Thịt bò: Nên kết hợp cùng rau mồng tơi, cà rốt, bí đỏ, bắp cải, đậu Hà Lan, khoai lang, cải (ngọt, bó xôi), súp lơ, rau ngót, cải thảo, khoai tây, cải thìa sẽ tạo nên món ăn dặm thơm ngon nhiều dinh dưỡng.

 - Thịt gà: Nên kết hợp cùng mướp, rau ngót, cà rốt, bông cải, rau dền, khoai tây, bí đỏ, súp lơ, cải thảo, cải thìa.

- Thịt lươn: Nên kết hợp cùng cải (bó xôi, cải ngọt), bí đỏ, khoai tây, hạt sen, khoai môn, rau ngót.

- Cá: Nên kết hợp cùng rau dền, rau muống, mồng tơi, cà rốt, rau ngót, khoai môn, khoai tây, rau cải (ngọt, bó xôi), cải thìa, bí đỏ.

- Tôm: Nên kết hợp cùng rau cải, bí đỏ, rau ngót, khoai môn, khoai lang, bắp cải, cải thìa, súp lơ.

- Cua: Nên kết hợp cùng mồng tơi, rau muống, rau ngót, rau dền, rau cải (bó xôi, cải ngọt).

- Ếch: Nên kết hợp cùng cải thìa, khoai tây, khoai môn, mồng tơi.

  1. Những thực phẩm không nên chế biến cùng nhau trong thực đơn ăn dặm

Khi lên thực đơn ăn dặm ngoài việc lưu ý những kết hợp hoàn hảo kể trên, mẹ cũng nên nhớ có một vài thực phẩm không nên kết hợp để tránh những triệu chứng khó chịu thậm chí ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ. Sự kết hợp không đúng dẫn đến tạo nên món ăn không ngon, mùi vị không hấp dẫn hoặc tạo ra những chất không tốt trẻ dễ bị đầy bụng, tiêu chảy hoặc không đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

- Óc lợn với lòng đỏ trứng gà: Khi kết hợp 2 thứ này với nhau dẫn đến hàm lượng cholesterol sẽ tăng cao không tốt cho sức khỏe của bé.

- Thịt lợn nấu chung với thịt bò: 2 thứ thịt này chế biến cùng nhau sẽ làm cho dinh dưỡng có trong nó sẽ không còn.

- Thịt cùng đậu nành: Cả hai loại này đều chứa rất nhiều đạm khi kết hợp với nhau thì lượng đạm trong một bát cháo khá nhiều. Ăn món này với hệ tiêu hóa của bé còn non nớt khó hấp thụ hết dễ bị khó tiêu và đầy bụng.

- Cà rốt với củ cải: Hàm lượng lượng vitamin C có trong củ cải sẽ bị các enzyme trong carrot phá hủy. Bởi thế, bé sẽ không thể hấp thụ hết lượng vitamin C, gây ảnh hửng xấu đến làn da của bé.

- Thịt bò với lươn: Nếu mẹ nấu cháo thịt bò mà thêm cả lươn sẽ khiến cho bé dễ bị rối loạn tiêu hóa. Bởi hai thực phẩm này khắc nhau.

- Đỗ đen với thịt bò: Khi nấu cùng đỗ đen, chất sắt có trong thịt bò sẽ bị mất đi. Vì vậy, bé sẽ khó mà hấp thu được lượng sắt có trong thịt bò.

Khi chọn thực phẩm để lên thực đơn nấu cháo cho bé, mẹ nên lưu ý để kết hợp thực phẩm thật ăn ý và hài hòa. Món ăn của bé sẽ cân bằng dinh dưỡng và tốt cho sự phát triển của bé nhờ vào một vài lưu ý nhỏ trên đây. Chúc mẹ và bé có một hành trình ăn dặm thật vui. 

Quay lại blog

Để lại bình luận

Heading for Social Images

Follow Us