Chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách giúp bé luôn phát triển và khỏe mạnh mỗi ngày. Tuy nhiên có nhiều khi trẻ sơ sinh bị ho cha mẹ khá lo lắng và không biết phải làm gì lúc này. Hãy tham khảo những lời khuyên từ chuyên gia Goodmama để giúp bố mẹ có cách xử lý tốt nhất.
Trẻ sơ sinh bị ho là tình trạng rất phổ biến thường gặp ở rất nhiều bé. Các triệu chứng về ho có thể kể đến như sốt, nghẹt mũi, viêm họng…Cha mẹ có thể nhận biết các biểu hiện ho của trẻ để có những cách điều trị tốt nhất.
1. Trẻ sơ sinh bị ho có những biểu hiện như thế nào?
Trẻ sơ sinh bị ho có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Và tùy vào từng nguyên nhân gây bệnh đó mà tình trạng ho của trẻ cũng ở nhiều mức độ. Bố mẹ có thể dựa vào tiếng ho của trẻ để phán đoán tình hình bệnh của con từ đó có những biện pháp điều trị kịp thời.
- Trẻ bị hen suyễn: Nếu theo dõi thấy trẻ sơ sinh bị ho dai dẳng, kéo dài kèm theo tiếng rít, tiếng khò khè, tình trạng này kéo dài khoảng 10 ngày trở lên. Tình trạng bệnh của trẻ càng tệ hơn vào ban đêm, khi tiết trời lạnh hay bụi bẩ
- Trẻ bị viêm tiểu phế quản: Khi phát hiện trẻ ho có đờm, hơi thở nhanh, nông, và khó khăn, rất có thể trẻ nhà bạn mắc viêm tiểu phế quả
- Trẻ bị cảm lạnh: Khi phát hiện bé nhà bạn ho có đờm, sặc có nước bọt, hơi thở không khô song trẻ lại thở nhanh cả ngày lẫn đêm thì có thể trẻ bị cảm lạ
- Trẻ bị viêm tắc thanh quản: Khi nhận thấy bé ho lớn, nghe tiếng hơi chói tai, khô, thường ho vào buổi đêm thì đây là những triệu chứng của viêm tắc thanh quả
- Trẻ bị trào ngược dạ dày, thực quản: Khi bị trào ngược dạ dày, thực quản, trẻ thường ho khàn, ho khò khè, tiếng ho ngắn, đứt quảng, thường xuất hiện sau mỗi bữa ăn.
- Trẻ bị ho gà: Trẻ ho khan, khô, ho nhanh và nhiều, khi hít vào cũng nghe the thé như tiếng gà thì rất có thể trẻ bị ho gà.
Để ý tiếng ho của bé để nhận biết rõ bé bị ho do bệnh gì. Từ đó mẹ hãy nhanh chóng phán đoán và hỏi ý kiến của các bác sỹ chuyên nghành. Một số tình trạng nhẹ, trẻ húng hắng ho mẹ có thể giúp trẻ nhanh khỏi bệnh bằng một vài cách được chúng tôi chia sẻ sau đây.
2. Khi trẻ sơ sinh bị ho, cha mẹ cần làm gì?
Trẻ sơ sinh bị ho có thể hồi phục nhanh chóng nếu bố mẹ biết cách ứng phó và tự điều trị bằng một số biện pháp sau:
- Cho bé bú nhiều hơn
Bởi trẻ sơ sinh nguồn dinh dưỡng thiết yếu là sữa mẹ. Thêm nữa trong sữa mẹ vừa có nhiều dưỡng chất để trẻ phát triển lại giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ, bé có thể tự mình chống chọi bệnh mà không cần đến thuốc kháng sinh.
Cho bé bú nhiều hơn là cách mẹ giúp trẻ sơ sinh bị ho nhanh chóng tan đờm trong cổ họng, hạn chế được những cơn ho dai dẳng.
- Theo dõi nhiệt độ của trẻ thường xuyên
Khi trẻ sơ sinh bị ho, mẹ cần theo dõi nhiệt độ của trẻ 2 – 3 tiếng một lần để xác định được nguyên nhân trẻ ho do cảm hay sốt. Mẹ hãy dùng nhiệt kế đặt vào hậu môn trẻ. Nếu trẻ sốt trên 38 độ, có thể áp dụng một số cách hạ sốt cho trẻ. Tuy nhiên nếu sốt cao trên 39 độ, mẹ hãy cho bé đi thăm khám để được các bác sỹ chăm sóc.
- Vệ sinh mũi và họng cho trẻ mỗi ngày
Dùng dụng cụ hút mũi để hít dịch đờm ra khỏi mũi của trẻ sơ sinh, mẹ có thể nhỏ nước muối sinh lý để dịch mũi loãng ra sau đó hút cho trẻ hô hấp dễ dàng. Miệng và họng trẻ sơ sinh cũng cần được vệ sinh sạch sẽ để không bị viêm họng.
- Nâng cao gối khi trẻ ngủ
Để trẻ dễ ngủ hơn khi đang bị ho, đờm thì mẹ hãy nâng cao gối hơn khi bé ngủ bằng cách đặt thêm chăn, gối dưới đệm. Không nên đặt đầu bé trực tiếp lên gối vì cách này sẽ khiến cho việc hô hấp của trẻ khó khăn hơn, bé ho nhiều hơn.
- Sử dụng tinh dầu tràm
Dầu tràm là dầu gió được chiết xuất từ cây tràm. Trong dầu tràm có chất α-Terpineol, Eucalyptol có tác dụng sát khuẩn nhẹ, hương thơm, mùi dễ chịu. Mẹ hãy dùng dầu tràm xoa lên chóp mũi trẻ, lòng bàn tay, bàn chân, ngực rồi xoa đều. Sau đó, mang bao, tất, đội nón, quấn khăn quanh vùng cổ để giữ ấm cho trẻ. Từ đó, tình trạng ngạt mũi của bé sẽ đỡ hơn, và bé sẽ bớt ho hơn.
3. Những điều cha mẹ cần lưu ý khi trẻ sơ sinh bị ho
Khi trẻ sơ sinh bị ho có đờm, ho nhẹ, ngoài việc chăm sóc trẻ theo cách trên, những bà mẹ cũng cần lưu ý một số điều để đảm bảo bé mau chóng hết ho và đảm bảo sức khỏe của trẻ:
- Không tự ý cho trẻ uống thuốc khi chưa có sự chỉ định và hướng dẫn của bác sỹ chuyên khoa. Ngoài ra, bạn cũng hạn chế cho trẻ sử dụng thuốc kháng sinh vì thuốc khác sinh dùng nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bé, thậm chí có thể gây nên một số tác dụng phụ không mong muố
- Một số bài thuốc dân gian trị ho cho trẻ nhỏ được truyền miệng mẹ cũng nên cân nhắc trước khi áp dụng, bởi trẻ sơ sinh còn quá nhỏ, cơ thể rất mỏng manh, yếu đuối, tốt nhất nên nghe theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe cho bé yêu.
- Khi trẻ sơ sinh bị ho không đưa trẻ đến những nơi công cộng, nơi tập trung đông ngườ
- Không để trẻ nằm trong phòng có điều hoà hay có quạt thốc thẳng vào người bé.
Trên đây là những lời khuyên Goodmama chia sẻ cho bố mẹ để có cách giúp trẻ sơ sinh bị ho nhanh chóng khỏi bệnh. Mong rằng những thông tin trên bố mẹ sẽ nhận biết được triệu chứng của trẻ và có cách chữa trị đúng cách, an toàn, hiệu quả. Chúc bé yêu luôn khỏe mạnh và cả nhà luôn vui.