Chăm sóc trẻ sơ sinh cần hết sức cẩn thận đặc biệt khi thời tiết giao mùa. Bởi lúc này trẻ dễ mắc các bệnh do thời tiết như cúm, ho, viêm họng, viêm phế quản...
Dưới đây là những điều mẹ cần lưu ý để chăm sóc bé yêu vào thời điểm nhạy cảm giao mùa để bé luôn mạnh khỏe, ăn ngủ tốt nhé. Với phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh và trên hết là cách chăm sóc trẻ sơ sinh cẩn thận và khoa học.
1. Nên giữ ấm cho trẻ
Khi giao mùa, điển hình là thời tiết chuyển sang mùa lạnh, mẹ nên chú ý đến nhiệt độ trong phòng. Hãy duy trì nhiệt độ ấm ở mức cân bằng để bé không bị lạnh đột ngột. Các cửa sổ vào ban đêm nên đóng lại để độ ẩm và không khí lạnh lùa vào nhà. Ban ngày hãy để thoáng khí để phòng không quá bí, nhất là các căn hộ ở thành phố.
Khi thời tiết lạnh hơn hãy mặc quần áo ấm áp cho trẻ nhưng chọn loại chất liệu thoải mái để trẻ vận động chân tay dễ dàng. Nên đeo găng tay và tất chân đầy đủ. Mẹ cũng lưu ý nếu mặc ấm quá bé có thể ra mồ hôi nên hãy kiểm tra thường xuyên lưng và gáy của bé.
Vào thời điểm này mẹ có thể tranh thủ những ngày trời nắng nhẹ cho bé ra ngoài trời tắm nắng để tổng hợp vitamin D tốt cho hệ xương và miễn dịch của trẻ.
2. Vào mùa đông có nên tắm thường xuyên cho trẻ?
Chăm sóc trẻ sơ sinh khi giao mùa cần lưu ý đến vấn đề tắm cho trẻ. Nên tắm hàng ngày cho trẻ hay tắm 2-3 lần/ tuần? Goodmama mang tới cho mẹ lời khuyên như sau:
- Mẹ vẫn hay tắm thường xuyên và hàng ngày cho trẻ khi tiết trời vẫn se se lạnh. Tuy nhiên những ngày đông lạnh rét hoặc thời tiết thay đổi đột ngột, mẹ có thể lau người bằng nước ấm cho trẻ.
Ngoài ra hằng ngày vẫn phải vệ sinh da, đặc biệt là các vùng nếp gấp như khuỷu tay chân, vùng cổ, nách. Khi tắm cho bé, mẹ cần chuẩn bị sẵn quần áo ấm, khăn lau và chọn tắm cho bé nơi kín gió, ấm áp.
Mẹ cần thường xuyên kiểm tra bỉm và thay tã sạch sẽ cho trẻ, bởi vào mùa đông trẻ có nhu cầu tiểu nhiều hơn. Khi thay tã, mẹ nên dùng nước ấm để lau rửa, sau đó lau khô vùng kín trước khi mặc tã mới để bé không bị nhiễm lạnh.
3. Tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ bằng cách nào?
Bởi trẻ rất dễ mắc các bệnh thời tiết vào thời điểm này nên mẹ hãy chuẩn bị thật tốt những điều sau đây nhằm tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.
– Tiêm chủng đúng lịch. Điều này sẽ giúp trẻ an toàn, phòng ngừa những căn bệnh trong mùa đông. Trong tháng đầu tiên sau khi sinh trẻ sẽ được tiêm mũi lao. Từ tháng 2 - 3- 4 các mũi tiêm phòng cho trẻ là 5 trong 1: bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm màng não mủ/viêm phổi do vi khuẩn HiB và viêm gan B. Các mũi tiêm này rất quan trọng để phòng bệnh cho trẻ.
– Nuôi con bằng sữa mẹ: Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Ngoài ra sữa mẹ còn giúp tăng khả năng miễn dịch, kiểm soát bệnh và nhiễm trùng cho em bé. Cố gắng cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.
– Massage cho bé: Điều này sẽ giúp cải thiện lưu thông máu và hệ miễn dịch. Mẹ có thể tham khảo cách massage cho trẻ sơ sinh để thực hiện các động tác thật chính xác nhé. Hãy chắc chắn đóng cửa và giữ ấm phòng khi massage. Thực hiện 1-2 giờ trước khi tắm hoặc trước khi ngủ để giúp bé ngủ ngon hơn.
– Dưỡng ẩm cho da thường xuyên: Da của trẻ sơ sinh nhạy cảm và dễ thay đổi trong mùa đông. Vì vậy, đừng quên chăm sóc da cho bé. Thoa dầu dưỡng và kem dưỡng ẩm trước và sau khi tắm cho bé để làm mềm da, giữ bé được .
4. Bé bị nhiễm cúm mẹ phải làm gì?
Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch còn chưa hoàn thiện, với thời tiết chuyển từ nóng sang lạnh trẻ em rất dễ nhiễm cúm. Triệu chứng có thể là:
- Mũi tắc nghẽn hoặc chảy nước mũi.
- Chảy nước mũi có thể rõ ràng lúc đầu, nhưng sau đó thường trở nên đặc hơn và biến màu vàng hoặc màu xanh lá cây.
Ngoài ra, trẻ sơ sinh còn có một số dấu hiệu khác của một cơn cảm cúm như:
- Sốt nhẹ khoảng 37,8 độ C.
- Hắt hơi.
- Ho.
- Giảm sự thèm ăn.
- Khó chịu.
- Khó ngủ.
Goodmama mách mẹ một số cách sau để điều trị cảm cúm cho trẻ
- Hãy cho trẻ nghỉ ngơi thật nhiều
- Cung cấp độ ẩm không khí trong môi trường sống của bé.
- Vệ sinh mũi, miệng, họng cho bé hàng ngày.
Trẻ sơ sinh rất mỏng manh và non nớt, ban đầu có thể có các triệu trứng cảm cúm thông thường nhưng sau đó sẽ nhanh chóng phát triển thành viêm phế quản, viêm phổi hay bệnh nghiêm trọng khác. Mẹ không nên chủ quan và cần điều trị tích cực cho bé. Vì thế nếu làm theo các cách trên vẫn không thấy hiệu quả, hãy đưa bé đi khám để bác sĩ điều trị kịp thời.