Hãy bám sát các thông tin Goodmama chia sẻ dưới đây để tránh trường hợp sót mũi tiêm và không đúng lịch tiêm phòng cho trẻ nhé.
Lịch tiêm phòng cho trẻ cập nhật nhất năm 2022
- Lịch tiêm chủng mở rộng: Đây là lịch tiêm chủng do bộ y tế ban hành, các loại vắc xin dùng để tiêm cho bé hoàn toàn miễn phí. Lịch tiêm chủng mở rộng thường được gọi với các tên gọi khác như: Lịch tiêm chủng cơ bản, lịch tiêm chủng quốc gia, lịch tiêm chủng bắt buộc, lịch tiêm chủng thường xuyên… Địa chỉ tiêm phòng mở rộng là các trạm y tế của phường, xã trên địa bàn toàn quốc. Lịch tiêm cố định vào 2 ngày trong tháng.
- Lịch tiêm chủng dịch vụ đầy đủ: Đây là lịch tiêm chủng mà bạn sẽ thường nhìn thấy tại các phòng tiêm vắc xin dịch vụ. Bố mẹ sẽ đưa con đến các trung tâm tiêm chủng hoặc các bệnh viện. Tiêm chủng dịch vụ sẽ được bổ sung thêm nhiều mũi tiêm khác nữa để phòng một số bệnh cho em bé. Có thể tiêm bất kỳ ngày nào trong tháng theo sự chủ động của bố mẹ.
Mách mẹ những lưu ý khi tiêm chủng cho trẻ
Để đảm bảo việc tiêm chủng diễn ra nhẹ nhàng dễ dàng và sau khi tiêm bé không có bất kỳ phản ứng gì nguy hiểm. Các bậc phụ huynh nên chú ý những việc làm trước, trong và sau khi tiêm với những nội dung chia sẻ dưới đây.
2.1. Chuẩn bị gì trước ngày tiêm phòng của bé
Mẹ nên có những bước chuẩn bị kỹ trước khi tiêm phòng cho con như tìm hiểu về vắc xin tiêm, thời gian tiêm, mũi tiêm theo giai đoạn và chú ý các biểu hiển của bé trước ngày tiêm.
- Tìm hiểu về thông tin ắc xin chuẩn bị tiêm để có thể lường trước mũi tiêm này bé sẽ có những phản ứng gì, có thể là sốt nhẹ sau khi tiêm hoặc để lại vết sưng tấy. Từ đó mẹ có sự chuẩn bị kỹ càng hơn. Thêm nữa mẹ có thể chuẩn bị sẵn các câu hỏi để được giải đáp bởi các chuyên gia y tế trong quá trình tiêm.
- Mang sẵn sổ tiêm ngừa của con để bác sỹ theo dõi tình hình tiêm chủng của mỗi bé.
- Mang theo đồ chơi cho bé, mũ, chăn nhỏ hoặc khăn yếm vào túi đồ chuẩn bị đi tiêm.
- Theo dõi trong các ngày gần nhất bé có uống các loại thuốc kháng sinh hoặc điều trị gì đặc biệt không. Điều này để biết được bé có được phép tiêm vào ngày sắp tới không.
- Nếu trẻ bị sốt nhẹ bé vẫn có thể tiêm được. Trường hợp sốt khá cao bạn phải dời lịch tiêm phòng cho trẻ vào một ngày khác.
2.2. Trong buổi tiêm nên làm đúng nguyên tắc an toàn
Trong buổi tiêm phòng bé sẽ được làm đúng theo các bước từ khám lâm sàng đo cân nặng, chiều cao và nhiệt độ của trẻ. Khám sàng lọc trước khi tiêm chủng là việc rất cần thiết nhằm phát hiện những bất thường cần lưu ý để quyết định cho trẻ tiêm chủng, tạm hoãn việc tiêm chủng hay không được tiêm một loại vắc xin nào đó.
Trong thời gian khám sàng lọc này, bố mẹ cần cung cấp đầy đủ và chính xác tình trạng của bé hiện tại về:
- Trẻ đã đủ cân nặng 2.5kg chưa? (Nếu là trẻ sơ sinh)
- Trẻ có bú (ăn), uống, ngủ, chơi bình thường không?
- Trẻ có đang sốt hay mắc bệnh gì không?
- Trẻ có đang dùng thuốc hoặc sử dụng phương pháp điều trị nào không?
- Trẻ có tiền sử dị ứng với thuốc hay thức ăn nào không?
- Trẻ có tiền sử dị ứng với vắc xin hoặc có phản ứng nặng ở các lần tiêm trước hay không?
Lúc bác sỹ tiến hàng tiêm mẹ có thể đánh lạc hướng của trẻ để giúp bé quên đi nỗi sợ hãi. Hãy trò truyện và có những cử chỉ âu yếm, giao tiếp nhẹ nhàng với con. Hãy giữ chắc con trong lòng trong lúc bác sỹ tiêm ngừa cho con.
Sau khi trẻ được tiêm, hãy đặc biệt khuyến khích con bằng cách ôm và âu yếm con. Đối với trẻ sơ sinh hãy tiếp xúc da kề da, quấn khăn và cho trẻ bú mẹ . Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi có thể cho trẻ uống chút nước trái cây.
2.3. Sau khi tiêm phòng cho bé mẹ nên làm gì?
Chú ý biểu hiển của bé sau tiêm là một việc rất quan trọng để xem phản ứng của trẻ với mũi tiêm ngừa. Thông thường mẹ cần lưu ý thời điểm sau khi bé tiêm khoảng 30 phút bằng cách ngồi lại trung tâm y tế dưới sự giám sát của các bác sĩ. Thứ hai là theo dõi con khi về nhà khoảng từ 1 -2 hôm sau đó.
Đôi khi trẻ có thể bị một số phản ứng phụ nhẹ sau tiêm ngừa như đau hoặc sưng tại vị trí tiêm, sốt nhẹ hay nổi mẩn đỏ. Những phản ứng này là bình thường và sẽ sớm biến mất. Để giúp con thấy dễ chịu hơn nếu gặp phải những phản ứng này, bạn có thể thực hiện một số việc sau:
Hãy xem xét thật kỹ những chỉ dẫn của bác sỹ về những phản ứng phụ có thể gặp đối với từng loại vaccine để có thể chắc chắn trẻ không bị vấn đề bất thường gì sau khi tiêm ngừa.
Nếu trẻ bị sốt cũng đừng quá lo lắng hãy thực hiện các bước chăm sóc trẻ em bị sốt đúng cách. Chỉ sau 1 - 2 ngày bé sẽ không còn biểu hiện gì nữa.
Nếu có bất cứ điều gì khác thường sau khi tiêm phòng cần gọi ngay đến trung tâm y tế để có lời khuyên chính xác nhất hoặc đưa ngay đến bệnh viên gần nhất để được xử lý kịp thời.
Hy vọng qua những thông tin trên, việc chuẩn bị gì cho con khi đi tiêm phòng sẽ không còn làm các cha mẹ bối rối và lo lắng nữa. Các cha mẹ hãy theo dõi lịch tiêm phòng một cách chặt chẽ và chuẩn bị thật kỹ càng cho trẻ trước, trong và sau khi tiêm, để ngoài việc trẻ được tiêm phòng đầy đủ và được bảo vệ tốt nhất, con sẽ cảm thấy thoải mái nhất.