Bệnh thủy đậu ở trẻ em: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị nhanh khỏi nhất

Bệnh thủy đậu ở trẻ em: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị nhanh khỏi nhất

Bệnh thủy đậu ở trẻ em rất nguy hiểm và có nguy cơ lây lan trở thành dịch lớn. Thủy đậu có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, vì vậy cần hết sức lưu ý để có biện pháp điều trị và phòng ngừa kịp thời. Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết rõ ràng bệnh thủy đậu ở trẻ em cha mẹ nên nắm rõ để có cách chăm sóc bé và điều trị nhanh khỏi bệnh.

Bnh thy đu là gì?

Bệnh thủy đậu, hay còn gọi là trái rạ, là bệnh do virus gây ra. Bệnh lây truyền rất nhanh, ảnh hưởng đến da và niêm mạc. Hệ miễn dịch ở người sẽ tự miễn dịch hoặc có tự kháng thể với virus sau khi bị bệnh thủy đậu lần đầu tiên. Tuy vậy, ở những trường hợp hệ miễn dịch yếu, thủy đậu có thể tái phát trở lại, gọi là bệnh zona (tái kích hoạt virus thủy đậu).

Du hiu nhn biết bnh thy đu tr em

Trẻ em là đối tượng rất dễ mắc bệnh thủy đậu do hệ miễn dịch yếu hơn và rất dễ đụng chạm lây lan từ bạn bè do không biết cách phòng tránh bệnh. Một vài biểu hiện dưới đây cha mẹ xem qua để biết được con mình bị thủy đậu nhé.

- Thi gian bnh

Bệnh thủy đậu thường có thời gian ủ bệnh khoảng 4-17 ngày sau khi bị nhiễm trùng (lây virus thủy đậu), bắt đầu xuất hiện các triệu chứng sốt khoảng 38 ° C và kéo dài 1-2 ngày, kèm theo đau đầu, chảy nước miếng, ho và các triệu chứng khác.

- St, nhức đầu, khó chu, chán ăn

Sau thời gian này, bé sẽ có triệu chứng như sốt, đau đầu, khó chịu và không muốn ăn uống, quấy khóc liên tục... Nhiều cha mẹ thường nhầm lẫn sang triệu chứng cảm lạnh. Tuy nhiên phụ huynh vẫn có thể cho bé uống thuốc chống cảm lạnh ở giai đoạn đầu của bệnh thủy đậu bởi nó vẫn có tác dụng nhất định ở thời điểm này.

Tuy nhiên, một khi bạn thấy rằng con bạn không bị cảm lạnh, nhưng có dấu hiệu thủy đậu, hãy đưa con đến bệnh viện càng sớm càng tốt để điều trị.

- Xut hin các nt ni trên da

Đó là dấu hiệu dễ nhận biết nhất của bệnh thủy đậu ở trẻ em. Đặc điểm của các nốt này đó là mụn nổi sần, nhiều và mụn rộp theo từng đợt. Vài giờ hoặc một ngày, da của trẻ sẽ dần xuất hiện những nốt mụn đặc trưng, ​​ban đầu chỉ ở bụng hoặc lưng như vết cắn đỏ nổi lên giống vết muỗi đốt, số lượng nói chung chỉ có 1 – 2 nốt.

Sau một vài giờ, các nốt đỏ đó sẽ phát triển đến cổ tay và chân, và một số trở thành mụn nước (mụn nước tại thời điểm này cũng tăng to dần lên, ban đầu nhỏ như hạt kê rồi tăng lên kích thước của hạt đậu xanh).

- Ni nt, v mn nước

Khoảng trong vòng 24 giờ sau, các vùng mặt, lưng, bụng, chân tay của trẻ sẽ xuất hiện những đốm đỏ và mụn nước, một số sẽ bắt đầu vỡ và để lại vết tổn thương, kéo dài khoảng một tuần, cho đến khi vết thương se khô lại và da bị bong ra.

Các nốt thủy đậu có nhiều ở vùng thân nhất, đầu và mặt là thứ hai, tay chân ít hơn, lòng bàn tay và lòng bàn chân ít hơn nữa.

Cách điu tr bnh thy đu tr em hiu qu và nhanh khi

Hiện nay bệnh thủy đậu hiện chưa có thuốc đặc trị nhưng cha mẹ có thể tự điều trị cho con tại nhà bằng lời khuyên và chỉ dẫn của bác sĩ. Một vài trường hợp nặng có dấu hiệu viêm nhiễm nên cho bé đến bệnh viện điều trị để có cách xử lý phù hợp nhất.

Bệnh thủy đậu ngoài việc khiến trẻ khó chịu và mệt mỏi sau khi khỏi bệnh còn để lại nhiều vết tích xấu xí trên da.Vì thế cha mẹ cần có cách điều trị đúng cách để con nhanh khỏi và không còn để lại sẹo.

- Chăm sóc tại nhà

- Điều trị bằng thuốc

Tại các nốt đỏ trên vùng da cơ thể bé mẹ hãy dùng dung dịch thuốc tím bôi lên để kháng viêm và ngừa sẹo sau khi bệnh thủy đậu khỏi. Còn đối với các mụn nước nên dùng dung dịch xanh Methylen bôi lên. Lưu ý, tuyệt đối không sử dụng vôi mỡ Tetaxiclin, mỡ Penixilin, thuốc đỏ. Khi nốt mụn đóng vảy, người bệnh có thể sử dụng kem trị dị ứng, các loại thuốc bôi trị ngứa. Trường hợp, trẻ em dưới 6 tháng tuổi, phụ nữ mang thai tuyệt đối không được sử dụng kem trị ngứa có chứa Phenol.

Ngoài ra, bạn nên sử dụng Chloramphenicol 0,4% hoặc Acgyrol 1% nhỏ mắt ngày 2 – 3 lần để sát khuẩn cho mắt, mũi. Nếu người bệnh sốt cao có thể sử dụng các loại thuốc hạ sốt thông thường nhưng cần phải tuân theo sự chỉ định của bác sĩ. Lưu ý, không dùng thuốc Aspirin hay các sản phẩm có chứa thành phần Aspirin.

4. Cách phòng ngừa bệnh thủy đậu ở trẻ em

Bệnh thủy đậu rất dễ lây lan và trở thành bệnh dịch nguy hiểm nên cha mẹ cần có biện pháp phòng tránh bệnh.

- Tiêm phòng bệnh thủy đậu cho trẻ theo lch tiêm chng cho bé

- Không đưa trẻ đến nơi đông người hoặc nơi có cảnh báo dịch thủy đậu, nơi có người mắc bệnh thủy đậu.

- Nếu có một đứa trẻ bị nhiễm thủy đậu trong lớp mẫu giáo hoặc trường học, phụ huynh nên đề nghị đình chỉ việc lên lớp học, và nhà trường nên chủ động dừng các lớp học và các cuộc tụ họp và hoạt động lớn mà có trẻ mắc bệnh tham gia. Khi có ổ dịch thì không nên tập hợp đông học sinh nếu không cần thiết.

- Thông thường, cách đơn giản nhất là hãy để trẻ có cơ hội tập thể dục nhiều hơn. Kiên trì vận động nhiều và tập thể dục, ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C là cách cải thiện khả năng chống lại bệnh tật. Ngoài ra, bạn nên chú ý hơn đến chế độ ăn uống hàng ngày, bổ sung vitamin C.

Quay lại blog

Để lại bình luận

Heading for Social Images